Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu thấp hơn mức bình thường, dưới dưới 3,9 mmol/l. Tình trạng này không chỉ xảy ra với những người mắc bệnh tiểu đường, mà còn với những người thường xuyên bỏ bữa, làm việc hoặc tập thể dục quá sức. Khi bị hạ đường huyết, bạn có thể bị đổ mồ hôi, buồn nôn, choáng váng, tay chân run rẩy.
Kẹo: Bạn nên chuẩn bị một ít kẹo trong túi, đề phòng trường hợp bị hạ đường huyết. Một gói kẹo nhỏ thường chứa 15-17 gram carbs, có thể lập tức bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp ổn định mức đường huyết. Một trong những loại kẹo phù hợp dể tăng mức đường huyết cho cơ thể là kẹo gừng.
Mật ong: Chỉ một thìa mật ong có thể giúp mức đường huyết tăng nhanh chóng. Một muỗng mật ong chứa đến 17 gram carbohydrate, trong khi cơ thể chỉ cần 15 gram carbohydrate để ổn định mức đường huyết.
Chuối: Chuối chứa nhiều đường, carb và tinh bột kháng. Theo các nhà khoa học, chỉ cần ăn nửa quả chuối có thể bổ sung lượng đường huyết cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, bạn nên ăn ít chuối hơn để đảm bảo mức đường huyết không tăng quá cao.
Nho khô: Nho khô là một trong những loại quả chứa nhiều carbohydrate nhất, giúp đường huyết tăng nhanh. Bạn nên chuẩn bị sẵn một ít nho khô để phòng ngừa tình trạng ngất do bị hạ đường huyết.
Dứa: Nhờ chứa nhiều đường, dứa có thể làm tăng mức đường huyết khá nhanh. Khi bị hạ đường huyết, bạn nên ăn ngay 15 gram carbohydrate để tăng đường huyết nhanh chóng. 100g dứa có thể chứa tới 10 gram carbohydrate, giúp bạn ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.
Bơ đậu phộng: Bơ đậu phộng có chứa mangan. Đây là một khoáng chất đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate, duy trì sự ổn định đường huyết. Khi bị hạ đường huyết, bạn có thể ăn bơ đậu phộng có thể giảm buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu; tăng dần lượng đường trong máu.
Từ khóa: hạ đường huyết, ăn gì khi bị hạ đường huyết, tình trạng hạ đường huyết, bệnh tiểu đường, tập thể dục quá sức, nguyên nhân gây hạ đường huyết, ổn định đường huyết