Nâng cao năng lực quản trị công để hạn chế tham nhũng
Cập nhật: 03/11/2022
Nga triển khai đạn pháo dẫn đường bằng laser mới nhất tấn công Ukraine
Nga và Ukraine vật lộn đối phó UAV cáp quang không thể bị gây nhiễu
VOV.VN - PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II cho biết, mua sắm công và phòng chống tham nhũng đang rất "nóng" hiện nay. Đây là vấn đề liên quan đến người đứng đầu các đơn vị. Nếu chúng ta làm không tốt có thể ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp, làm cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chậm
Việt Nam đang đối mặt với những rủi ro nào sau đại dịch Covid-19, chính sách quản trị công cần thay đổi thế nào để phục hồi, phát triển kinh tế? Đó là những vấn đề được đặt ra tại "Hội thảo quốc tế lãnh đạo học và chính sách công Việt Nam năm 2022" diễn ra tại TP.HCM trong 2 ngày (3-4/11). Hội thảo do Học viện Chính trị khu vực 2 thuộc Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) tổ chức.
Với chủ đề "Phục hồi sau đại dịch Covid-19, định hướng từ các chính sách quản trị công", hội thảo có sự tham gia của hơn 100 diễn giả, các nhà khoa học ở trong nước và quốc tế. Các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ những vướng mắc, điểm nghẽn xoay quanh lĩnh vực mua sắm công, chống tham nhũng và các chính sách kinh tế vượt qua Covid-19; hoạch định và quản lý chiến lược trong hành chính công, lãnh đạo, thay đổi quản lý công, mua sắm công và quan hệ đối tác công – tư,..
PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II cho biết, mua sắm công và phòng chống tham nhũng đang rất "nóng" hiện nay. Đây là vấn đề liên quan đến người đứng đầu các đơn vị. Nếu chúng ta làm không tốt có thể ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp, làm cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chậm hơn. Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong quá trình mua sắm, đấu thầu, đấu giá.
PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng cho biết thêm, hội thảo này còn có vấn đề lớn nữa, đó là bàn về vấn đề phòng chống tham nhũng. Rõ ràng trong điều kiện đất nước đang tăng trưởng kinh tế cao như vậy, thì điều kiện, cơ hội cho sự tham nhũng là rất lớn và sẽ diễn ra. Nếu không phòng chống tham nhũng thì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Hội thảo bàn rất nhiều về vấn đề phòng chống tham nhũng, có nhiều ý kiến rất hay, rất bổ ích”.
Tại hội thảo, các diễn giả cho rằng, tình trạng tham nhũng trong quản trị công, mà cụ thể trong mua sắm công không phải là vấn đề cá biệt của Việt Nam. Bởi trước đây tình trạng này từng xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới với mức độ tồi tệ hơn cả Việt Nam, nhưng họ kéo giảm được nhờ các chính sách và làm chủ công nghệ.
Trình bày về quan điểm mua sắm công, ông Stéphane Saussier– Giáo sư Kinh tế của Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne (Pháp) cho rằng, Việt Nam và nhiều quốc gia khác đang đối diện nhiều thử thách trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây là thử thách toàn cầu, ngay cả các quốc gia phát triển như Pháp cũng có nhiều vấn đề tồn đọng. Bởi vậy, chỉ có hợp tác công tư là phương pháp tối ưu nhất vào thời điểm này. Để quan hệ đối tác công tư hiệu quả, cần có chiến lược đầu tư, lựa chọn dự án hợp lý và lựa chọn nhà thầu phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần sự quản lý, theo dõi sâu sát đến từ khối khu vực công để giảm thiểu rủi ro./.
Từ khóa: Hợp tác công tư, hạn chế tham nhũng, Học viện Chính trị khu vực II
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN