Năm 2020 rồi, đường sắt Cát Linh - Hà Đông liệu có vận hành được?

Cập nhật: 30/01/2020

VOV.VN - Một câu hỏi như tiếng thở dài từ năm cũ sang năm mới. Đã sang năm mới 2020 rồi, đường sắt Cát Linh-Hà Đông liệu có vận hành được?

Vậy là năm 2019 chính thức khép lại. Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn không thể vận hành vào cuối năm 2019 như tuyên bố của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Tuyến đường sắt này lại thêm một lần lỡ hẹn với người dân. Lần thứ 9, thứ 10...và chắc chắn sẽ còn những lần chậm tiếp theo.

nam 2020 roi, duong sat cat linh-ha dong lieu co van hanh duoc? hinh 1
Một câu hỏi như tiếng thở dài từ năm cũ sang năm mới. Đã sang năm mới 2020 rồi, đường sắt Cát Linh-Hà Đông liệu có vận hành được?

Sẽ là thêm hy vọng nếu cơ quan chức năng đưa ra một dấu mốc. Nhưng chưa biết thời gian nào dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đi vào hoạt động, các cơ quan chức năng cũng không dám...hứa nữa.

Dường như cái Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành tới 99% (như Tổng thầu và Ban Quản lý Dự án từng nói) vẫn khó “trăm bề” để hoàn thiện 1% còn lại…

Liên tục lỗi hẹn vì…Tổng thầu

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bắt đầu được thực hiện từ tháng 10/2011, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng. Dự án dài hơn 13km và 12 nhà ga trên cao, dự án chính thức vận hành thử liên động toàn hệ thống vào tháng 9/2018. Sau khi kết thúc 6 tháng thử nghiệm, dự kiến bắt đầu khai thác thương mại trong tháng 4/2019, nhưng đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành.

nam 2020 roi, duong sat cat linh-ha dong lieu co van hanh duoc? hinh 2
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông trong lần vận hành thử năm 2019.

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, cho đến thời điểm này công tác kiểm định đối với 13 đoàn tàu của Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đã xong nhưng giấy chứng nhận kiểm định chính thức sẽ chỉ được cấp sau khi dự án kết thúc vận hành thử và được tổ chức đánh giá độc lập về an toàn đường sắt đô thị cấp giấy chứng nhận an toàn cho hệ thống. Do đó, nhằm phục vụ công tác vận hành thử hệ thống, Đăng kiểm Việt Nam sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm định tạm thời cho 13 đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Vỡ tiến độ 10 lần và sẽ còn thêm nữa?

Mặc dù được tạo điều kiện bằng cách cấp giấy chứng nhận kiểm định tạm thời cho các đoàn tàu nhưng đến thời điểm hiện tại, do Tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc chưa đáp ứng được các điều kiện cần thiết nên công tác vận hành thử không thể diễn ra như kế hoạch và chắc chắn “dateline” kết thúc vận hành thử vào ngày 31/12/2019 sẽ không thể hoàn thành.

Việc Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông liên tục bị vỡ tiến độ là vấn đề được người dân cả nước quan tâm và nhắc đến rất nhiều. Lần nào cũng vậy, cái tên “Tổng thầu EPC” lại được nêu ra như là một trong những “nguyên nhân” chính.

nam 2020 roi, duong sat cat linh-ha dong lieu co van hanh duoc? hinh 3
Lái tàu căn chỉnh ray tuyến đường sắtCát Linh - Hà Đông.

Còn nhớ trong cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ quý III/2019, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhận được không ít câu hỏi về nguyên nhân chậm tiến độ. Trước những câu hỏi này, lãnh đạo Bộ GTVT không ngần ngại chỉ đích danh: “Lỗi thuộc về Tổng thầu”.

Không lâu sau đó, khi đơn vị tư vấn độc lập đánh giá an toàn hệ thống, là Tổng Công ty Tư vấn ACT của Pháp (đơn vị được Bộ GTVT thuê đánh giá độ an toàn của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông) thông tin về việc dự án không bổ sung đủ hồ sơ quản lý chất lượng, không đủ cơ sở xác định mức độ an toàn của toàn hệ thống và không đủ điều kiện để cấp chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định, thì đại diện Tổng thầu EPC cho rằng doanh nghiệp không thể cung cấp thêm các hồ sơ theo yêu cầu của đơn vị đánh giá an toàn hệ thống của Pháp theo yêu cầu của Công ty tư vấn ACT.

Gần đây nhất, một lần nữa việc vận hành thử toàn hệ thống tuyến (điều kiện không thể thiếu trước khi đưa dự án vào khai thác thương mại) đột ngột bị tạm hoãn. Lý giải cho việc này, Ban Quản lý dự án Đường sắt - Bộ GTVT một lần nữa nhắc đến tên Tổng thầu với lý do, Tổng thầu EPC chưa xây dựng phương án an toàn cho dự án.

Đương nhiên, phía Tổng thầu này thừa hiểu, để vận hành dự án, họ phải hoàn thiện đề cương, cũng như thực hiện vận hành thử toàn bộ hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong 20 ngày để đánh giá an toàn hệ thống và phục vụ nghiệm thu toàn bộ dự án.

nam 2020 roi, duong sat cat linh-ha dong lieu co van hanh duoc? hinh 4
Đường sắt Cát Linh - Hà ĐôngVỡ tiến độ 10 lần và sẽ còn thêm nữa?

Gần đây nhất, thông tin tới một số báo chí, ông Đường Hồng, Giám đốc dự án Cát Linh - Hà Đông (Tổng thầu Trung Quốc) cho biết, để đánh giá an toàn kỹ thuật, trong tháng 11, Tổng thầu Trung Quốc dự kiến vận hành thử toàn bộ hệ thống trong 20 ngày, song sau khi chạy thử được 5 ngày, Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) yêu cầu Tổng thầu hoàn thiện một số thủ tục nên việc vận hành thử tạm dừng.

Hiện Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng thầu khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết cho các hoạt động của đơn vị này đến khi hoàn thành bàn giao, đưa dự án vào khai thác thương mại.

Yêu cầu Tổng thầu Trung Quốc sang gỡ rối dứt điểm đường sắt Cát Linh

Trước sự trì trệ của tuyến đường sắt Cát Linh, Bộ GTVT yêu cầu Tổng giám đốc Cục 6 đường sắt Trung Quốc phải sang làm việc và giải quyết dứt điểm.

Bộ GTVT yêu cầu đích thân Tổng giám đốc Cục 6 đường sắt Trung Quốc phải trực tiếp có mặt tại Việt Nam để tháo gỡ vướng mắc của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

“Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể đưa vào khai thác thương mại do còn một số tồn tại về an toàn hệ thống Tổng thầu chưa hoàn thiện, các hạng mục chưa phù hợp với thông số kỹ thuật, các thiết bị chưa hoàn thiện theo hồ sơ thiết kế. Khối lượng công việc tồn đọng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Thậm chí Tổng thầu chưa xác định được thời gian đưa dự án vào vận hành chính thức”, theo đại diện Bộ GTVT.

nam 2020 roi, duong sat cat linh-ha dong lieu co van hanh duoc? hinh 5
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội thị sát công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Trước những trì trệ của dự án, Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng giám đốc Cục 6 đường sắt Trung Quốc phải sang Việt Nam làm việc và giải quyết dứt điểm.

Từ ngày 24 - 26/12/2019, Bộ GTVT, Ban Quản lý dự án đường sắt đã làm việc với Tổng giám đốc Tổng thầu Trung Quốc tại Hà Nội. Bộ GTVT yêu cầu lãnh đạo Tổng thầu phải chỉ rõ những công việc tồn tại, hướng giải quyết, xác lập chi tiết thời hạn hoàn thành dự án.

Bộ GTVT cũng làm việc với tư vấn độc lập, đề nghị có những đánh giá chặt chẽ, khuyến cáo cụ thể với Tổng thầu, yêu cầu khắc phục triệt để các tồn tại của dự án này nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu.

Người dân vẫn ngóng thông tin ngày chính thức vận hành

Nếu tạm gác phần tiến độ và đội vốn sang một bên, thì có thể thấy một trong những điểm mới và nổi bật nhất của dự án đường sắt Cát Linh là việc vận chuyển cùng lúc một lượng hành khách lớn, cùng với phương thức thanh toán được sử dụng linh hoạt hơn, giá vé cũng được điều chỉnh để phù hợp với lợi ích của đại đa số người dân.

nam 2020 roi, duong sat cat linh-ha dong lieu co van hanh duoc? hinh 6
Ngày vận hành chính thức tuyến Metro đầu tiên của Hà Nội vẫn mịt mờ chưa hẹn trước.

Theo dự thảo, giá vé hành khách đi theo ngày là 30.000 đồng/người, không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến. Tức là, trong một ngày, hành khách có thể lên xuống thoải mái mà không mất thêm chi phí khác. Nếu đi theo tháng, giá vé là 200.000 đồng/người. Còn đối với giá vé lượt, được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách, trong đó tối đa 15.000 đồng, áp dụng đi toàn tuyến và thấp nhất là 8.000 đồng, đối với quãng đường ngắn nhất.

Đặc biệt, vé lượt có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng. Mức giá trên đã được trợ giá từ nhà nước, bao gồm tiền bảo hiểm thân thể của hành khách và chỉ áp dụng trong thời gian thí điểm kể từ ngày đưa phương tiện vào khai thác thương mại. Chưa dừng lại, tàu đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông chạy bằng điện, do đó nguồn cung cấp điện được xem là cốt lõi và cực kỳ quan trọng.

nam 2020 roi, duong sat cat linh-ha dong lieu co van hanh duoc? hinh 7
Thủ tướng yêu cầu Xử lý nghiêm sai phạm tại Dự án Cát Linh - Hà Đông.

Đại diện Ban quản lý Dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, tàu sử dụng cho tuyến metro có 2 đường cấp điện độc lập và dự phòng lẫn nhau. Trường hợp một trong hai đường điện bị ngắt, đường điện còn lại sẽ tự động cung cấp liên tục cho đoàn tàu.

Tuy nhiên, nếu khi tàu đang chạy mà cùng lúc cả hai đường điện đều bị ngắt, thì tàu sẽ tự động dừng lại và tự động kích hoạt hệ thống hãm khẩn cấp, sử dụng hãm khí nén. Điều này sẽ duy trì các hoạt động như điều khiển, tín hiệu bảo vệ, thông gió, đóng mở cửa… của hệ thống trong thời gian từ 30 – 45 phút, để chờ công tác cứu hộ, cứu nạn được diễn ra.

Tuyến tàu điện trên cao đầu tiên ở Hà Nội có tốc độ 35 km/h, sức chứa khoảng 1.000 khách. Cho tới thời điểm hiện tại, dọc hành lang đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông trên trục quốc lộ 6 có 34 tuyến xe buýt đang hoạt động, chiếm 30% số lượng tuyến của toàn mạng lưới xe buýt Hà Nội.

Sở GTVT Hà Nội đang điều chỉnh, giảm các tuyến xe buýt bị trùng lộ trình với tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông để gom khách cho tuyến đường sắt và giải tỏa tại các nhà ga. Phần lớn tuyến xe buýt không bị trùng, giúp giải toả tối đa hành khách của tuyến đường sắt đô thị tại các nhà ga. Tất cả các nhà ga đường sắt đều có kết nối với hệ thống xe buýt thành phố. Điều này giúp việc đi lại của người dân trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.

Người dân và TP Hà Nội kỳ vọng, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đi vào hoạt động sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, cho thành phố. Không chỉ giúp cho môi trường trở nên trong sạch hơn, hạn chế khói bụi và giảm thiểu ô nhiễm do xe cộ gây ra mà còn giúp người dân thuận tiện hơn trong việc di chuyển, đặc biệt là rút ngắn thời gian và tiết kiệm được chi phí đi lại.

Một câu hỏi như tiếng thở dài từ năm cũ sang năm mới. Đã sang năm mới 2020 rồi, đường sắt Cát Linh-Hà Đông liệu có vận hành được?!

Thủ tướng yêu cầu Xử lý nghiêm sai phạm tại Dự án Cát Linh - Hà Đông

Trong văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Bùi Huyền Mai (đoàn Hà Nội) liên quan đến 3 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, trong đó có tuyến Cát Linh - Hà Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu những sai phạm phải xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.

Đại biểu Quốc hội Bùi Huyền Mai chất vấn: Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng 9 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 410,8km.

Thủ tướng Chính phủ cho biết, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị chậm tiến độ, phải điều chỉnh nhiều lần, đến nay chưa xác định chính thức thời gian hoàn thành. Thủ tướng đã chỉ đạo đưa dự án vào vận hành khai thác nếu bảo đảm tuyệt đối an toàn; những sai phạm phải xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư ngoài trách nhiệm chính thuộc phía tổng thầu thì chủ đầu tư (Bộ GTVT), Ban Quản lý dự án đường sắt chịu trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành dự án; tư vấn thiết kế bước lập dự án chịu trách nhiệm về chất lượng lập dự án đầu tư; chủ đầu tư của phần giải phóng mặt bằng (UBND thành phố Hà Nội) chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng...

Từ khóa: đường sắt đô thị, đường sắt cát linh, đường sắt cát linh hà đông, chậm tiến độ, nhà thầu trung quốc

Thể loại: Xã hội

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập