Mỹ thất bại khi không thuyết phục được HĐBA siết chặt cấm vận Iran
Cập nhật: 30/08/2020
Nhật Bản: Cháy rừng tại Yamanashi tiếp tục lan rộng ngày thứ ba liên tiếp (20/1/2025)
Bạo lực tại Seoul gây thiệt hại nặng nề cho tòa án Hàn Quốc (20/1/2025)
VOV.VN -HĐBA cho rằng, bước đi của Mỹ là không phù hợp vì Mỹ muốn áp đặt cơ chế nằm trong thỏa thuận hạt nhân 2015 trong khi Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận này.
Indonesia, nước giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốctrong tháng 8, đã bác yêu cầu của Mỹ tái áp đặt tất cả các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốcđối với Iran. Trong tuyên bố đưa ra, Đại sứ Indonesia tại Liên Hợp QuốcDian Triansyah Djani nêu rõ:“Chỉ có một thành viên ủng hộ đề xuất của Mỹ, trong khi đa số các thành viên khác có quan điểm phản đối. Không có sự đồng thuận trong Hội đồng Bảo an. Vì vậy, sẽ không có thêm hành động nào đối với yêu cầu của Mỹ”.
Ảnh: AFP. |
Cụ thể, 13 thành viên Hội đồng Bảo an phản đối đề xuất này của Mỹ, chỉ có Cộng hòa Dominica là nước duy nhất bỏ phiếu ủng hộ Mỹ.
Phát biểu sau cuộc họp, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp QuốcTrương Quân, nhấn mạnh, quyết định của Hội đồng bảo an là bước đi đúng hướng: “Trung Quốc ủng hộ kết luận của Hội đồng bảo an liên quan đến Thỏa thuận hạt nhân Iran mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Đây thực sự là bước đi đúng hướng. Dù Mỹ có nói gì, Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa đa phương, bảo vệ Thỏa thuận hạt nhân Iran, bảo vệ chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân và bảo vệ hòa bình và an ninh ở Trung Đông”.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp QuốcVassily Nebenzia bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực yêu cầu các lệnh trừng phạt đối với Iran: “Việc duy trì Thỏa thuận hạt nhân với Iran quan trọng đối với cả thế giới bao gồm cả Mỹ. Tôi hy vọng rằng, Mỹ cuối cùng sẽ có thể nhận ra điều đó và không theo đuổi con đường áp đặt các biện pháp trừng phạt với Iran. Điều này không chỉ là bất hợp pháp mà đơn giản cũng sẽ khiến Mỹ không đạt được kết quả như dự kiến”.
Trong khi đó, Đại sứ của Mỹ tại Liên Hợp Quốc, bà Kelly Craft đáp trả rằng, chính quyền của Tổng thống Donald Trump không ngại là phe thiểu số trong vấn đề này.
“Các đồng nghiệp châu Âu của chúng tôi tại Hội đồng bảo an đã bày tỏ một cách riêng tư mối quan ngại đối với việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran, nhưng không có hành động nào để giải quyết mối quan ngại đó. Và hãy để tôi nói rõ: chính quyền Tổng thống Đô-nan Trăm không sợ có ít nước ủng hộ trong vấn đề này. Tôi chỉ tiếc là các thành viên khác trong Hội đồng Bảo an đã đi sai hướng và giờ đây đang đứng cùng những kẻ khủng bố”, bà Craft tuyên bố.
Ngay sau cuộc họp của Hội đồng bảo an, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã để ngỏ khả năng đàm phán với Mỹ, nhưng với điều kiện Mỹ phải quay trở lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới. Tổng thống Rouhani nêu rõ, Mỹ cần tham gia trở lại thỏa thuận Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) nếu muốn một thỏa thuận với Iran. Ông đồng thời khẳng định chính sách của Mỹ nhằm gây sức ép tối đa đối với Iran đã “thất bại hoàn toàn”.
Cuộc họp của Hội đồng bảo an diễn ra khi tuần trước, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump kích hoạt “quy trình đảo ngược” nhằm tái áp đặt các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran, một bước đi bị cho là có thể phá hủy hoàn toàn thỏa thuận hạt nhân do Iran và Nhóm P5+1 ký kết năm 2015.
Quy trình này cho phép bất kỳ nước nào trong nhóm P5+1 đề xuất tái áp đặt các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Iran nếu Tehran không tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận. Theo thứ tự chữ cái tiếng Anh, Niger và Nga sẽ là hai nước chủ tịch Hội đồng bảo an tháng 9 và 10. Khó có khả năng hai nước này có lập trường khác so với Indonesia, vì vậy Mỹ khó có thể đưa vấn đề Iran quay trở lại nghị trình trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 tới./.
Từ khóa: Mỹ, Hội đồng bảo an, cấm vận, Iran, căng thẳng Mỹ Iran
Thể loại: Thế giới
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN