Mỹ điều tàu khu trục từng tấn công Yemen tới bờ biển Saudi Arabia
Cập nhật: 25/09/2019
Bản du lịch Sin Suối Hồ và dấu ấn của tình quân - dân
Các tàu Vùng 3 Hải quân rời bến làm nhiệm vụ trực biển trong dịp Tết Nguyên đán
VOV.VN - Đây là một phần nỗ lực của Mỹ nhằm “lấp đầy lỗ hổng” trong hệ thống phòng không của đồng minh Saudi Arabia.
Tàu khu trục USS Nitze lớp Arleigh Burke của Mỹ, được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk đất đối không, đã được tái triển khai tới khu vực bờ biển đông bắc Saudi Arabia, như một phần nỗ lực của Mỹ nhằm “lấp đầy lỗ hổng” trong hệ thống phòng không của đồng minh.
Tàu khu trụcUSS Nitze. Ảnh: Reuters |
Với lý do “sự gây hấn leo thang đáng lo ngại của Iran”, Lầu Năm Góc tuyên bố triển khai thêm các binh sỹ và các khí tài quân sự khác tới Vịnh Ba Tư. Các chi tiết cụ thể vẫn đang được nghiên cứu, tuy nhiên việc triển khai này sẽ “hạn chế” và hoàn toàn mang tính chất “phòng vệ”.
Trong khi đó, các hãng truyền thông Mỹ đưa tin, một tàu khu trục tên lửa dẫn đường đã được tái triển khai tới phía Bắc Vịnh Ba Tư. Được trang bị radar Aegis và các tên lửa đất đối không, tàu khu trục USS Nitze nổi tiếng không phải vì khả năng phòng không của nó mà là vì cuộc tấn công mang tính “phòng vệ” bằng tên lửa Tomahawk nhằm vào Yemen 3 năm trước.
Năm 2016, tàu USS Nitze đã tiến hành một loạt cuộc tấn công được cho là nhằm vào “các khu vực radar” – với lý do bảo vệ “tự do hàng hải”. Đây là hành động hiếm hoi về sự liên quan trực tiếp của Mỹ tới cuộc chiến do Saudi dẫn đầu ở Yemen.
Khi đó, Mỹ cáo buộc lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn đã tiến hành tấn công tên lửa nhằm vào một tàu chiến của Mỹ (không gây thương vong hay thiệt hại). Tất nhiên, tất cả các mục tiêu của cuộc tấn công “phòng vệ” khi đó đều nhằm vào “các khu vực xa xôi, nơi có ít rủi ro gây thương vong cho dân thường hay các thiệt hại khác”, Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Obama khi đó cho biết.
Chính quyền của Tổng thống Trump cũng từng tuyên bố bảo vệ “tự do hàng hải” ở eo biển Hormuz và đã huy động một liên minh sẵn sàng đối phó với Iran. Tuy nhiên, sau một loạt các vụ tấn công nhằm vào tàu chở dầu (mà Mỹ cho là Iran thực hiện) và các vụ bắt giữ tàu chở dầu mùa hè vừa qua, chỉ có Anh là tình nguyện gia nhập hạm đội chống Iran (Australia cũng tình nguyện tham gia nhưng từ năm 2020).
Sau đó trong tháng 8 vừa qua, Bahrain – nơi mà Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ đang đồn trú – cũng đồng ý tham gia. Chỉ sau vụ tấn công nhằm vào cơ sở dầu khí của Saudi Arabia ngày 14/9 vừa qua (không gây thương vong hay thiệt hại đáng kể về lâu dài), thì Saudi Arabia và UAE mới tham gia liên minh này.
Vụ tấn công hôm 14/ 9 cũng là sự hổ thẹn đối với Mỹ, bởi các hệ thống phòng không đắt đỏ của nước này đã không bảo vệ được các cơ sở dầu khí của Saudi Arabia trước cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa. Vì thế, Washington đang phải đẩy mạnh an ninh của đồng minh, mặc dù Saudi Arabia đã có “hệ thống phòng không uy lực nhất trong khu vực”, theo một nguồn tin quân sự cấp cao của Nga.
Mặc dù lực lượng Houthi tại Yemen đã lên tiếng thừa nhận tiến hành vụ tấn công hôm 14/9, và thậm chí dọa sẽ có thêm các cuộc tấn công khác nếu Saudi Arabia và UAE không chấm dứt cuộc chiến ở Yemen, Riyadh vẫn cho rằng lực lượng này không đủ khả năng làm điều đó. Saudi Arabia khẳng định Iran đã trợ giúp Houthi trong vụ tấn công ngày 14/9./.
Từ khóa: tàu khu trục Mỹ, Yemen, Saudi Arabia, tấn công cơ sở dầu khí, USS Nitze
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN