Mỹ bày tỏ quan ngại về hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ tại Đông Địa Trung Hải
Cập nhật: 13/09/2020
Nga sẵn sàng hỗ trợ bình thường hóa quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan
Hungary và Romania có kế hoạch tăng số lượng cửa khẩu biên giới
VOV.VN - Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Síp đã bùng phát do tranh chấp chủ quyền tại phía Đông Địa Trung Hải, khu vực được cho là giàu khí đốt tự nhiên.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 12/9 bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Đông Địa Trung Hải, đồng thời thúc giục một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng.
Phát biểu tại cuộc gặp Tổng thống Síp, Nicos Anastasiades trong chuyến công du đến nước này, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói: “Chúng tôi vẫn quan ngại sâu sắc về các hoạt động khảo sát tài nguyên thiên nhiên của Thổ Nhĩ Kỳ ở các khu vực mà Hy Lạp và Síp khẳng định quyền tài phán ở phía Đông Địa Trung Hải. Cộng hòa Síp có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của nước này”.
Ông Pompeo cũng cho biết, Mỹ và Síp đang tăng cường hợp tác an ninh, đồng thời nói thêm rằng, Mỹ sẽ tài trợ và xây dựng một trung tâm đào tạo mới ở Síp, cung cấp kiến thức chuyên môn trong khu vực về "an ninh biên giới và không phổ biến vũ khí hạt nhân".
Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Síp đã bùng phát trong năm nay do tranh chấp chủ quyền tại phía Đông Địa Trung Hải, một khu vực được cho là giàu khí đốt tự nhiên. Ngày 11/8, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều tàu nghiên cứu tàu nghiên cứu Oruc Reis tới khu vực Đông Địa Trung Hải. Vụ việc vấp phải sự phản đối của Cộng hòa Síp và Hy Lạp cũng như Liên minh châu Âu./.
Từ khóa:
Thể loại: Thế giới
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN