Mô hình kinh doanh độc, lạ từ các món đồ “đồng nát”
Cập nhật: 21/06/2020
Tết Ất Tỵ: Linh vật Rắn - Xu hướng quà tặng độc đáo
“Chăm sóc bản thân thật sự”: Cuốn sách "chữa lành" cho phụ nữ
VOV.VN - Tái sử dụng những món đồ “đồng nát”, anh chàng “nhà quê” Trần Khắc Tuấn đã xây dựng thành mô hình kinh doanh độc, lạ: xưởng tranh, homestay…
Anh Trần Khắc Tuấn sinh năm 1983, tự nhận mình là một “người nhà quê” chính hiệu, đang từng bước tiến tới thành công trong mô hình kinh doanh “đồng nát” của mình. Lựa chọn quê hương Hạ Long là nơi đặt chân cho dự án của mình, anh Tuấn cùng sự trợ giúp của những người bạn đã và đang đưa mô hình kinh doanh “đồng nát” của bản thân phát triển và lan rộng.
Khu tổ hợp diện tích hơn 1.000 m2 tại Hạ Long bao gồm homestay, cà phê, khu tổ chức sự kiện và nhà xưởng mang giá trị trải nghiệm. Mỗi năm nơi này tiếp đón tới 10.000 lượt khách, đến sử dụng tất cả dịch vụ. Vào mùa hè, chủ yếu là khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài, khi hết mùa, khách chủ yếu là dân địa phương.
Anh Tuấn cùng các em nhỏ tập làm gốm sứ. |
Mở đầu với mô hình vườn gốm Eco, anh Tuấn sử dụng những sản phẩm gốm sứ cả cũ cả mới, với hình thức trồng cây phù hợp với từng loại bình, phương pháp tái tạo này đã giúp cứu lấy rất nhiều sản phẩm gốm sứ có nguy cơ bị vứt bỏ. Không những thế, tận dụng không gian rộng lớn tại khu vực xưởng, anh Tuấn còn mở thêm mô hình tập làm gốm sứ dành cho trẻ nhỏ và cả người lớn, lan toả tinh thần tự lực và tái sử dụng đồ cũ cho mọi người.
Khu xưởng là trái tim của khu tổ hợp. Mọi vật dụng, đồ trang trí đều từ bàn tay của những người thợ trong xưởng làm ra. Từng chiếc cọc, mái lá đều do anh Tuấn và những người bạn của mình lên ý tưởng và thực hiện. Với quan điểm đi thu mua đồ đồng nát, đồ mọi người vứt đi nhưng vẫn có giá trị để tái tạo và sử dụng, anh Tuấn tích cực đi tìm hiểu, dò hỏi để mua và xin những đồ “đồng nát” ấy về, khoác lên nó một sức sống mới.
Quầy bar được làm từ gỗ vụn và đồ gốm cũ |
Đơn giản bằng gỗ vụn, cành cây khô được nhặt ở rừng, những sản phẩm của anh Tuấn và bạn bè đã tạo nên điểm nhấn, thu hút không những giới trẻ mà cả những người lớn tuổi, nhất là với khách nước ngoài. Khách nước ngoài khi đến với anh Tuấn, được trò chuyện với những bạn trẻ thông thạo tiếng Anh đều mong muốn sẽ quay lại và xin phép được ở lại góp phần giúp đỡ để hoàn thiện những dự án “đồng nát” này.
Khách quốc tế hứng thú với mô hình xưởng sản xuất từ vật liệu cũ. |
Từ khi bắt đầu mô hình kinh doanh độc, lạ của mình, anh Tuấn chia sẻ rằng: anh tự gọi mình là và bạn bè là “những gã nhà quê hâm”, bởi chỉ có hâm mới suốt ngày đi thu gom đồ đồng nát như thế. Nhưng mọi sự cố gắng đều sẽ dược đền đáp, mô hình kinh doanh “đồng nát” của anh được nhiều người biết tới và ủng hộ, nó mang đến không chỉ niềm vui khi tái tạo những đồ vật người khác vứt đi, mà còn đem đến tinh thần sống xanh, sống lành mạnh và bảo vệ môi trường.
Mô hình kinh doanh “đồng nát” của anh Trần Khắc Tuấn đã tồn tại và phát triển trên thế giới, nhưng ở Việt Nam còn phát triển chậm và nhỏ lẻ, dù vậy với xu hướng mới đề cao vấn đề môi trường và việc tái sử dụng, khả năng trong tương lai mô hình này sẽ còn phát triển hơn nữa./.
Từ khóa: kinh doanh độc, kinh doanh đồ đồng nát, xưởng tranh, homestay
Thể loại: Đời sống
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN