Miền gió: Thao thiết tiếng đời
Cập nhật: 21/11/2023
Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan tăng nhiệt: Ván bài nhiều rủi ro
“Cây gậy và củ cà rốt” giúp ông Trump chốt hạ ván cờ cân não với Nga và Ukraine?
Truyện ngắn của Nguyệt Chu mang lại cảm giác và liên tưởng về một cuốn phim quay chậm. Ở đó tác giả hoàn toàn để cảm xúc chi phối câu chuyện của mình. Từ sự dẫn dắt của cảm xúc, đường nét các nhân vật, chi tiết, bối cảnh, tình huống, xung đột hiện ra. Như những truyện ngắn khác của cô giáo Nguyệt Chu, chất văn và cả chất đời thấm đẫm trong từng trang truyện “Miền gió”. Ta có thể nhặt ra trong truyện của chị từng mảnh cuộc sống hiện thực nơi chốn đang cư ngụ, một tai nạn rơi máy bay huấn luyện quân sự, nhịp sống thường ngày của một cô giáo, cánh đồng, vụ gặt và triền sông ngập gió. Khi nhìn qua lăng kính khô khốc của đời thường, mọi thứ giản đơn và trôi tuột đi, rồi tuần tự nhịp sống chồng chất lên, chẳng còn lại chút dư vang. Nhưng qua những trang văn của Nguyệt Chu, chúng ta thấy đọng lại đó thao thiết tiếng đời, nỗi xót xa, thương cảm cho số phận con người. Tác giả đã không chọn sự tỉnh táo trong khi sáng tác mà để cho cảm xúc dẫn dắt đến cùng. Có lẽ vì thế kết truyện của chị có lẽ khiến một bộ phận độc giả hụt hẫng. Nhưng cũng tới cùng, nhặt trong “Miền gió”, chúng ta vẫn cảm nhận được sự rung động, chất văn trong sáng tác của Nguyệt Chu. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Từ khóa: Miền gió, Nguyệt Chu, nghề giáo, cô giáo, phi công, cuộc sống, số phận, hy sinh, Tổ quốc
Thể loại: Tin tức sự kiện
Tác giả:
Nguồn tin: VOV6