Màn trình diễn võ thuật của công an trại giam và cảnh sát cơ động
Cập nhật: 16/11/2023
Vụ sát hại 4 người trong gia đình ở Hà Nội: Khởi tố vụ án, khởi tố bị can
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương bị đề nghị mức án 6-7 năm tù
VOV.VN - Cán bộ, chiến sĩ Trại giam Thanh Xuân và Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động thể hiện màn biểu diễn võ thuật tại Trại giam Thanh Xuân.
Ngày 16/11, tiếp tục chương trình Hội nghị cán bộ quản lý trại giam khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 41 (APCCA 41), các đại biểu đã tham quan thực tế, làm việc tại Trại giam Thanh Xuân.
Đại tá Hoàng Văn Hiệp, Giám thị Trại giam Thanh Xuân cho biết, Trại giam Thanh Xuân được thành lập năm 1973, đóng quân trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, gồm 3 phân trại. Đơn vị luôn thực hiện đúng quy định của pháp luật về công tác quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân, luôn nắm chắc tình hình, diễn biến tư tưởng phạm nhân trong trại.
Sau khi được đưa đến trại để chấp hành án phạt tù, phạm nhân được phổ biến, học tập; về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân; nội quy cơ sở giam giữ; quy định nếp sống văn hóa, giao tiếp, ứng xử của; các tiêu chí chấp hành án phạt tù; được hưởng các chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế; chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động.
Trong quá trình chấp hành án, phạm nhân được phổ biến, học tập các quy định của pháp luật, được đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình vào thời gian quy định; được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao…
Phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù được phổ biến, học tập: các chính sách, quy định của pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng, vay vốn sản xuất, kinh doanh, định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm việc làm…
Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành án phạt tù, trại hoàn chỉnh thủ tục theo quy định của pháp luật để trả tự do cho phạm nhân; cấp Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho người đã chấp hành xong án phạt tù, cấp khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng, tiền chi trả một phần công lao động đối với phạm nhân trực tiếp tham gia lao động, cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú…
"Về chế độ gặp thân nhân, nhận quà, nhận, gửi thư và liên lạc điện thoại, phạm nhân được gặp thân nhân, được gọi điện thoại cho thân nhân. Đối với những phạm nhân có kết quả xếp loại từ khá trở lên được xem xét, giải quyết cho gặp thân nhân (vợ hoặc chồng) thêm giờ ở phòng riêng", Đại tá Hoàng Văn Hiệp nói.
“Trong những năm qua, trại giam Thanh Xuân không có phạm nhân trốn trại, không có phạm nhân phạm tội mới, có 3.617 lượt phạm nhân được Chủ tịch nước quyết định Đặc xá; 148 lượt được Tòa án quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện và hơn 36.000 lượt phạm nhân được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, trả về cho gia đình và xã hội hàng chục nghìn lượt phạm nhân lương thiện, có ích cho xã hội” – Đại tá Hoàng Văn Hiệp nhấn mạnh và cho biết, năm 2000, trại giam Thanh Xuân vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng VTND trong thời kỳ đổi mới” và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Cũng tại trại giam này, các đại biểu đã xem chương trình biểu diễn võ thuật do cán bộ, chiến sĩ Trại giam Thanh Xuân và Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động thực hiện; tham quan khu giam giữ, khu lao động, thư viện, bếp ăn, trạm y tế…và các cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Một số hình ảnh trình diễn võ thuật:
Từ khóa: biểu diễn võ thuật, biểu diễn võ thuật, trại giam thanh xuân,cảnh sát cơ động, công an trại giam
Thể loại: Giáo dục
Tác giả: nguyễn hiền/vov.vn
Nguồn tin: VOVVN