Lý do Trung Quốc “cự tuyệt” tham gia Hiệp ước INF cùng Nga và Mỹ
Cập nhật: 10/06/2020
Những người thầy U80 miệt mài ươm mầm tiếng Việt trên đất Thái
Hơn 200 trang câu hỏi thẩm vấn và quyền giữ im lặng của ông Yoon Suk Yeol
VOV.VN - Theo báo cáo mới đây của IISS, 95% số tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của Trung Quốc thuộc diện bị cấm theo các điều khoản của Hiệp ước INF.
Gần một năm trước, khi chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký năm 1987, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã viện dẫn việc Nga vi phạm các điều khoản của Hiệp ước là lý do dẫn tới quyết định của Washington.
Xe chở tên lửa đạn đạo DF-26 trong cuộc duyệt binh quân sự trên Quảng trường Thiên An môn ở Bắc Kinh ngày 3/9/2015. Ảnh: AFP |
“Nga hoàn toàn chịu trách nhiệm cho dấu chấm hết của hiệp ước”, Ngoại trưởng Pompeo đã viết trong một tuyên bố khi đó.
“Trở lại ít nhất là giữa những năm 2000, Nga đã phát triển, sản xuất, thử nghiệm bay và giờ đã có vô số tên lửa”. Với việc phát triển tên lửa hành trình tầm trung phóng từ mặt đất 9M729, Nga vi phạm cối lõi của thỏa thuận thời Chiến tranh Lạnh, theo đó ngăn Mỹ và người Nga triển khai các tên lửa phòng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500km.
Tuy nhiên, còn có một lý do khác khiến chính quyền Trump rút Mỹ khỏi Hiệp ước INF. Đó chính là Trung Quốc.
Nằm ngoài INF, Trung Quốc thoải mái phát triển tên lửa
Trong suốt hàng chục năm kể từ khi INF được ký kết, Trung Quốc đã gia tăng tầm bắn, động lực và độ sát thương của chương trình tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của nước này. Trung Quốc có thể thoải mái tiến hành các dự án tên lửa này vì họ chưa bao giờ là một phần trong Hiệp ước INF. Điều này tất nhiên đồng nghĩa với việc Bắc Kinh có thể hoạt động mà không bị kiềm chế. Theo báo cáo của Viện Quốc tế về Nghiên cứu Chiến lược (IISS) có trụ sở tại London, Trung Quốc hiện đã sở hữu kho tên lửa phóng từ mặt đất (những loại bị cấm theo INF) lớn nhất thế giới.
Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) cũng đánh giá Trung Quốc có “chương trình phát triển tên lửa đạn đạo đa dạng và tích cực nhất thế giới”, điều mà Lầu Năm Góc đã chú ý đến từ lâu. Trong khi đó Mỹ lại muốn nhanh chóng thiết lập thế ngang bằng với Trung Quốc ở Châu Á – Thái Bình Dương.
Một ngày sau tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã bày tỏ ý định triển khai các tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất tầm xa và tầm trung ở châu Á càng nhanh càng tốt.
Cũng không quá lâu sau đó, Lầu Năm Góc bắt đầu thử các loại tên lửa bị cấm theo INF, và cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ mặt đất lần đầu tiên diễn ra vào ngày 19/8/2019, chưa đầy 3 tuần sau khi Washington “nói lời tạm biệt” với Hiệp ước INF.
Những tháng sau đó, Lầu Năm Góc đã cố gắng “chạy đua” trong việc phát triển, thử nghiệm và triển khai các tên lửa chống hạm phóng từ mặt đất hoặc trên không. Mục tiêu trước hết là để gửi thông điệp tới Trung Quốc rằng, họ sẽ không và không thể duy trì thế mạnh tên lửa thông thường ở Thái Bình Dương.
Nhưng thật không may, có một số vấn đề khiến kế hoạch của Mỹ trở nên phức tạp. Trước tiên và cấp bách nhất là nước nào đồng ý cho Mỹ triển khai tên lửa.
Có đồng minh hay đối tác nào của Mỹ ở châu Á sẵn lòng cho phép triển khai các loại tên lửa không chỉ chọc giận Trung Quốc mà còn đem lại nguy cơ gây tổn hại tới quan hệ ngoại giao, kinh tế, thương mại giữa nước sở tại với Bắc Kinh? Câu trả lời là “không”.
Australia bày tỏ không muốn cho phép triển khai các tên lửa bị cấm theo INF trên lãnh thổ của mình. Hàn Quốc cũng có quan điểm tượng tự. Ngay cả Nhật Bản, đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực, cũng không muốn phá hỏng mối quan hệ với Trung Quốc, điều vốn dĩ đang được cải thiện một cách chậm chạp.
Nga tố Mỹ từ bỏ Hiệp ước INF để ngăn chặn Nga và Trung Quốc
Tham gia INF, Trung Quốc phải hủy 95% tên lửa đạn đạo, hành trình
Trong báo cáo có tiêu đề “Đánh giá môi trường an ninh châu Á – Thái Bình Dương năm 2020”, các nhà nghiên cứu nhận định, nếu đồng ý tham gia một hiệp ước tương tự như INF về cấm triển khai, phát triển các loại vũ khí đặt trên mặt đất có tầm bắn từ 500-5.500 km, Trung Quốc sẽ phải phá hủy 95% kho vũ khí tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình hiện có.
Không có lý do gì để Trung Quốc ký một thỏa thuận như vậy, xét trong bối cảnh kho tên lửa của Trung Quốc đa phần gồm các chủng loại tầm trung và tầm ngắn, tạo cho Bắc Kinh có “lợi thế so sánh” tầm chiến lược ở khu vực.
IISS ước tính sẽ có khoảng 2.200 tên lửa của Trung Quốc thuộc diện phải dỡ bỏ nếu nước này đồng ý tham gia một hiệp ước kiểu INF cùng Nga và Mỹ.
Một điều chắc chắn là Bắc Kinh sẽ không dễ dàng từ bỏ chương trình tên lửa đạn đạo mà nước này đã dành hàng chục năm để xây dựng và đầu tư. Không nhà lãnh đạo Trung Quốc nào ủng hộ việc tham gia vào một hiệp ước kiểu như INF và loại bỏ 95% kho tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của mình, đặc biệt là khi các mối quan hệ với Mỹ đang tồi tệ như hiện nay.
Theo các nhà nghiên cứu của IISS, cách thức tốt nhất để tránh kết cục tồi tệ có thể nằm ở cách tiếp cận mở hơn về kiểm soát vũ trang khu vực. Điều này bao gồm việc Mỹ có những nhượng bộ lớn hơn ngoài việc dừng triển khai tên lửa trên mặt đất, còn Trung Quốc cho thấy sự sẵn lòng can dự vào kiểm soát chiến lược và kiểm soát vũ trang khu vực./.
Từ khóa: Trung Quốc, hiệp ước hạt nhân, INF, tên lửa tầm trung, vũ khí Nga
Thể loại: Tin tức sự kiện
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN