Lời khuyên từ chuyên gia để cải thiện trí nhớ
Cập nhật: 07/02/2022
Phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường (24/11/2024)
Loại quả nhỏ bé nhưng lại “siêu bổ dưỡng”, không khí lạnh tràn về càng nên ăn
VOV.VN - Các chuyên gia cho biết, những thói quen hàng ngày từ ăn uống, tập thể dục, phong cách làm việc có thể ảnh hưởng đến trí nhớ theo cách tiêu cực hoặc tích cực.
Theo một nghiên cứu của ULCA (Đại học California, Los Angeles), trầm cảm, trình độ học vấn thấp, ít hoạt động thể chất và huyết áp cao có thể làm tăng khả năng mắc các chứng bệnh về trí nhớ ở người trẻ (18–39 tuổi), người trung niên (40– 59 tuổi) và người cao tuổi.
Có thể cải thiện sức khỏe não của bạn và thậm chí tăng cường chức năng não bằng cách thực hiện những lối sống lành mạnh và hoạt động nhiều hơn.
Tiến sĩ PP Ashok, Chuyên gia tư vấn Thần kinh và Trưởng khoa Thần kinh tại Bệnh viện PD Hinduja & MRC, Mahim, Mumbai cho biết: “Hơn 100 triệu tế bào thần kinh với hàng tỷ kết nối được tìm thấy trong não của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta chỉ sử dụng 10% bộ não. Do đó, bằng cách tập thể dục, một người trẻ tuổi khỏe mạnh có thể sử dụng hơn 10% bộ não”.
Tránh tiêu thụ đồ uống có đường, thực phẩm chế biến sẵn
Một nghiên cứu cho biết, tiêu thụ đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ ở những người không mắc bệnh tiểu đường trong khi theo một nghiên cứu khác, chế độ ăn nhiều fructose dẫn đến việc kiểm soát lượng đường trong máu kém hơn và nguy cơ cao mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa và suy giảm trí nhớ. Carbs tinh chế, chất béo bão hòa và thực phẩm chế biến nhiều có tác động tiêu cực đến trí nhớ.
Các chuyên gia cho biết một số thực phẩm như nghệ, cà phê, cá hồi nước ngọt là một số thực phẩm giúp cải thiện chức năng hoạt động của não bộ.
Giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử
Thời gian sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều có thể cản trở sự tỉnh táo của não bộ cũng như khả năng suy nghĩ và tưởng tượng, điều này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Thiếu ngủ cũng là thủ phạm khiến trí nhớ của bạn suy giảm. Khi thiếu ngủ, bạn có thể có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, béo phì và tiểu đường, từ đó có thể dẫn đến suy giảm nhận thức.
Theo Tiến sĩ Ashok, một giấc ngủ ngon 8 tiếng sẽ giúp thay thế các tế bào chết và cho phép các tế bào mới phát triển.
Đọc sách, giải câu đố
Chuyên gia cũng khuyến nghị nên thực hiện các hoạt động giúp giữ tỉnh táo như đọc sách, hoạt động thể chất và thực hiện các bài tập trí não như giải ô chữ.
“Cuộc sống thời hiện đại bao gồm xem tivi quá nhiều, trò chơi điện tử và thời gian sử dụng máy tính quá nhiều. Tất cả những thứ này có thể làm mất đi sự tỉnh táo của tinh thần mà nó không cho phép bạn suy nghĩ. Vì vậy, những gì bạn làm khi xem tivi chỉ là xem một cách thụ động mà không cảnh báo bộ não để tưởng tượng hoặc suy nghĩ, trái ngược hẳn với khi đọc một cuốn sách”, dẫn lời nhà thần kinh học.
Kết luận
Chế độ ăn uống cân bằng, tránh căng thẳng, hoạt động thể chất thường xuyên, ngủ đủ giấc, tránh xem tivi quá nhiều, tạo thói quen đọc sách, tập luyện trí não là một vài điều bạn có thể làm để cải thiện chức năng não và trí nhớ./.
Từ khóa: cải thiện trí nhớ, làm gì cải thiện trí nhớ, trí nhớ giảm sút
Thể loại: Y tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN