Lời khuyên khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà
Cập nhật: 03/03/2022
Phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường (24/11/2024)
Loại quả nhỏ bé nhưng lại “siêu bổ dưỡng”, không khí lạnh tràn về càng nên ăn
VOV.VN - Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý nếu con bạn có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Theo dõi các triệu chứng COVID-19 ở trẻ em
Cũng giống như người lớn, một số trẻ mắc COVID-19 có thể gặp các triệu chứng trong khi những trẻ khác không có triệu chứng trong suốt thời gian mắc bệnh. Tiến sĩ Frank Esper, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa, cho biết các triệu chứng COVID-19 ở trẻ em rất giống với người lớn.
Các triệu chứng chính cần chú ý bao gồm: Sốt hoặc ớn lạnh, ho, thở gấp hoặc khó thở, mệt mỏi, mất mùi hoặc vị, đau họng, nghẹ mũi/ sổ mũi, rối loạn tiêu hóa. Tiến sĩ Esper nói rằng tình trạng liên quan đến đường ruột như buồn nôn hoặc tiêu chảy là triệu chứng COVID-19 nổi bật ở trẻ em hơn người lớn.
Một số triệu chứng phụ thuộc vào độ tuổi. Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu trẻ không thể bú mẹ, nếu trẻ bị sốt cao, hoặc trẻ đột ngột tỏ ra khó chịu, bỏ ăn hoặc mặt/môi của chúng chuyển sang màu xanh.
Bạn có thể điều trị các triệu chứng COVID-19 ở trẻ em như thế nào?
Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo cơ thể con bạn luôn đủ nước. Mất nước do nôn mửa hoặc sốt cao có thể làm bệnh trầm trọng hơn và gây ra các biến chứng nặng hơn.
Bạn cũng có thể điều trị sốt, đau đầu và đau cơ nói chung bằng thuốc giảm đau không kê đơn như Tylenol® hoặc Motrin®. Chỉ cần đảm bảo sử dụng liều lượng thích hợp dựa trên độ tuổi của con bạn. Tốt nhất bạn nên sử dụng thuốc cho trẻ dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Ai nên là người chăm sóc cho trẻ?
Nếu con bạn được điều trị tại nhà, chỉ cần một người chăm sóc để bảo vệ các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh nặng, khỏi bị lây nhiễm. Nếu có thể, người chăm sóc phải khỏe mạnh, không có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn và đã được tiêm phòng. Nếu không thể tách trẻ và người chăm sóc khỏi những thành viên còn lại trong gia đình, hãy cố gắng tách những người có nguy cơ mắc bệnh nặng ra khỏi trẻ đang mắc bệnh và người chăm sóc của chúng.
Không nên tự cô lập trẻ
- Nói chuyện với con bạn về COVID-19 và lý do tại sao điều quan trọng là cố gắng giữ khoảng cách với các thành viên khác trong gia đình trong một thời gian.
- Người chăm sóc và trẻ em (từ 6 tuổi trở lên) nên đeo khẩu trang y tế vừa vặn khi tiếp xúc gần và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc chất rửa tay có cồn.
- Nghỉ ngơi, uống nhiều nước và thực phẩm giàu dinh dưỡng sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi của trẻ.
- Hãy trấn an con bạn rằng bạn sẽ chăm sóc chúng và dành thời gian nghỉ ngơi, chúng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Lắng nghe câu hỏi hoặc sự lo lắng của con bạn
Đại dịch đã gây ra rất nhiều lo lắng và bất an cho mọi người. Mắc COVID-19 có thể gây ra nhiều loại cảm xúc, từ tức giận, lo lắng đến buồn bã. Hãy kiểm tra những gì họ biết về đại dịch và chia sẻ những thông tin đáng tin cậy để trấn an trẻ.
Đáp ứng nhu cầu của trẻ
- Cùng nhau nghĩ ra các cách để trẻ duy trì kết nối với các thành viên khác trong gia đình và bạn bè.
- Cố gắng tạo không gian mà trẻ và người chăm sóc đang cách ly thân thiện với trẻ nhất có thể.
- Nếu con bạn cảm thấy đủ khỏe, hãy cố gắng tìm ra những cách chơi sáng tạo để kích thích chúng. Chơi và học tiếp tục là một phần quan trọng trong cuộc sống của một đứa trẻ.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch
Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh có thể đảm bảo một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Trẻ trong thời gian điều trị COVID-19 đặc biệt cần một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Trẻ sơ sinh nên tiếp tục bú sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ và các kháng thể được truyền cho trẻ qua sữa mẹ, giúp chống lại các bệnh lây nhiễm. Đối với trẻ lớn hơn, cung cấp thức ăn từ ít nhất 4 nhóm thực phẩm, bao gồm ngũ cốc, đậu, trái cây và rau, các sản phẩm sữa và các loại hạt.
Bằng chứng chỉ ra vai trò của chế độ ăn giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng (kẽm, đồng, selen và sắt) trong việc hỗ trợ mạnh mẽ hệ thống miễn dịch và giúp quá trình hồi phục trơn tru. Tránh thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.
Bổ sung trái cây họ cam quýt, trái cây và rau màu vàng, rau lá xanh, tỏi, gừng, sữa chua, hạnh nhân, nghệ trong chế độ ăn của trẻ có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, giữ cho cơ thể đủ nước, tập thể dục và ngủ đủ giấc cũng giúp ích cho quá trình hồi phục COVID-19./.
Từ khóa: trẻ mắc covid-19, trẻ mắc covid-19 phải làm sao, làm gì khi trẻ mắc covid-19
Thể loại: Y tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN