Liên kết để phát triển tiểu vùng duyên hải phía Đông ĐBSCL
Cập nhật: 25/09/2019
Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP.HCM
Hà Nội, TP.HCM khẩn trương rà soát, cập nhật quy hoạch hạ tầng giao thông xanh
Tiểu vùng duyên hải phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long cần phải liên kết để phát triển.
Vấn đề này được đặt ra tại Hội thảo“Công bố tầm nhìn chiến lược liên kết phát triển bền vững”diễn ra ngày 10/1, tại tỉnh Bến Tre.
Các tỉnh thuộc tiểu vùng duyên hải phía Đông của vùng ĐBSCL gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long. Đây là khu vực có thế mạnh về tiềm năng như: cây ăn quả, thủy sản, gia súc, gia cầm và gần với Thành phố Hồ Chí Minh.
Toàn cảnh Hội thảothảo“Công bố tầm nhìn chiến lược liên kết phát triển bền vững” . |
Thời gian qua, mối liên kết giữa các địa phương này để phát triển kinh tế- xã hội chưa được thể hiện rõ nét, nhất là lĩnh vực sản xuất các mặt hàng nông, thủy sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường...
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, Tiểu vùng duyên hải phía Đông của vùng ĐBSCL cần thực hiện liên kết trên 8 lĩnh vực: liên kết phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực; phát triển kết cấu hạ tầng, thủy lợi; quy hoạch vùng sản xuất nhất là các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của các địa phương; bảo vệ, quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên cát, nước; xúc tiến mời gọi hợp tác đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch; xây dựng quy chế phối hợp trao đổi thông tin đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển bền vững tiểu vùng; xây dựng các chương trình, dự án chung của Tiểu vùng liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
Tại hội thảo, các tỉnh đã ra mắt Ban điều hành liên kết vùng duyên hải phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long, luân phiên từng địa phương sẽ đảm nhận vai trò Trưởng ban để điều hành hoạt động liên kết của tiểu vùng. Năm nay, tỉnh Trà Vinh được giao vai trò Trưởng ban điều hành.
Ông Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cho biết, việc liên kết tiểu vùng có nhiều lợi thế nhất là vấn đề bảo vệ tài guyên cát sỏi lòng sông, vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt như hiện nay: “Nếu như có sự liên kết để quản lý chung và tài nguyên cát với một liên ngành cấp tỉnh chắc chắn không còn đất dụng võ cho các phương tiện bơm hút cát trái phép nữa. Với liên kết để chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu, xói lở bờ biển, nếu như có một quy hoạch chung, chiến lược bảo vệ chống xâm thực chung thì sẽ không sinh ra tình trạng ở tỉnh này làm đê mềm mà tỉnh khác không làm thì sóng biển sẽ đi qua chỗ không làm để cuốn đất, rừng. Cho nên việc liên kết lại sẽ giải quyết lợi ích của từng tỉnh”./.
Từ khóa: Tiểu vùng duyên hải, phía Đông ĐBSCL, phát triển bền vững, liên kết phát triển,
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN