Lạm phát năm 2019 đạt ở mức thấp 2,7-2,8%
Cập nhật: 07/01/2020
Phiên chứng khoán chiều qua: Thị trường tăng nhẹ, giao dịch quanh mốc 1230 điểm (26/11/2024)
Hà Nội tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh y, dược vi phạm (26/11/2024)
VOV.VN - Dự báo CPI bình quân của cả năm 2019 khoảng từ 2,7 - 2,8%, đây là một con số tuyệt đối thấp so với dự kiến...
Trong năm 2019, dưới sự điều hành của Chính phủ, sự vào cuộc chủ động của các Bộ ngành địa phương đã giúp chúng ta điều hành lạm phát thành công, ở mức thấp 2,7-2,8%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.
Đây là mức tăng lạm phát thấp nhất trong 3 năm qua khi năm 2018 là 3,54% và năm 2017 là 3,53%. Yếu tố lạm phát thấp còn tạo ra giá trị hơn cho mức tăng trưởng kinh tế trên 7% của năm nay.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên VOV có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Tổ trưởng Tổ giúp việc của Ban chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Tổ trưởng Tổ giúp việc của Ban chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ |
PV:Thưa ông theo số liệu mới nhất của Tổng cục thống kế năm nay nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trên 7%, là năm thứ hai liên tiếp chúng ta đạt được con số này. Trong khi đó thì chỉ số lạm phát khoảng 2,73 % thấp hơn nhiều so với tăng trưởng vậy những con số này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh nền kinh tế thế giới năm qua chứng kiến nhiều sự biến động?
Ông Nguyễn Anh Tuấn:Năm nay dự báo CPI bình quân của cả năm khoảng từ 2,7 - 2,8%, đây là một con số tuyệt đối thấp so với dự kiến tăng trưởng kinh tế trên 7%, như vậy tăng trưởng tăng cao gấp 2 lần đối với chỉ số lạm phát bình quân.
Điều này cho thấy con số này rất ý nghĩa nhất là việc thu nhập tăng thêm của người dân tăng lên và sự chi tiêu, hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp tốt cũng như các hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp là tốt. Điều này cũng góp phần củng cố niềm tin của người dân cũng như xã hội vào công tác kiểm soát lạm phát cũng như thúc đẩy tăng trưởng của Chính phủ trong ổn định nền kinh tế vĩ mô.
PV:Tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá mới đây nhiều ý kiến nhận định giá thịt lợn còn tác động đến công tác chỉ đạo điều hành đến Quý I năm 2020, vậy để bình ổn giá thịt lợn thời gian tới chúng ta sẽ triển khai những giải pháp gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Anh Tuấn:Theo số liệu thống kê đánh giá của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp cũng đều cho thấy rằng việc thiếu hụt nguồn cung là đúng và cần phải điều hòa cung cầu nhất định. Quan trọng nhất là bây giờ các Bộ, ngành có giải pháp điều tiết cung cầu để phù hợp với mặt bằng giá cả thị trường và bình ổn giá, đặc biệt là dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý và Quý I/2020.
Chúng tôi cũng kiến nghị giải pháp nhập khẩu thịt lợn từ các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam để tăng hai chiều thương mại, qua đây cũng sẽ bổ sung phần thiếu hụt nhất định và kiến nghị các bộ chức năng quản lý cần phải có tiếp tục tạo điều kiện thông thoáng hơn cho việc nhập khẩu thịt lợn và cố gắng là việc nhập khẩu sẽ diễn ra nhanh chóng và bù đắp việc chúng ta đang thiếu hụt nguồn cung cục bộ trong dịp này, đặc biệt là phải đáp ứng được bổ sung nguồn cung cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
PV: Bước sang năm tới, ngoài yếu tố cung cầu các mặt hàng trong rổ hàng hóa thì các yếu tố vĩ mô bên ngoài như xung đột thương mại giữa các nước lớn, hay vấn đề tỷ giá đã được Ban Chỉ đạo lưu ý ra sao trong công tác chỉ đạo điều hành thời gian tới, thưa ông?
Ông Nguyễn Anh Tuấn:Chúng tôi có đánh giá về các thách thức cho công tác này, thứ nhất là các yếu tố chính trị từ bên ngoài sẽ tác động vào trong nước rồi xung đột thương mại giữa các nước lớn, rồi dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu rồi thiên tai bão lũ rất là khó lường.
Bên cạnh đó, trong nước cũng sẽ chịu áp lực của việc điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước tiếp tục kết cấu theo giá thị trường. Thứ hai là sẽ chịu trực tiếp từ giá nhiên liệu từ nước ngoài. Ví dụ như xăng dầu, giá gas rồi chúng ta cũng sẽ tiếp tục khắc phục tình hình dịch bệnh, đặc biệt đối với thịt lợn trong thời gian vừa qua cũng tác động vào các chỉ số này và thách thức nữa thì chúng ta cũng cần phải xây dựng kịch bản để lưu hành việc quản lý giá theo lộ trình cũng như quản lý giá theo mục tiêu kiểm soát lạm phát theo yêu cầu của Quốc hội cũng như chỉ tiêu của Chính phủ đặt ra.
PV:Theo ông, yếu tố nào là quan trọng nhất để chúng ta yên tâm trong công tác chỉ đạo điều hành năm sau để kiềm chế chỉ số lạm phát dưới 4 %?
Ông Nguyễn Anh Tuấn:Dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã diễn ra phiên họp Ban chỉ đạo điều hành giá vừa qua. Đây là cuộc họp quan trọng, và đã nhận định tình hình của năm 2020. Bối cảnh là tương đối thách thức cho công tác quản lý và điều hành giá.
Trong đó cũng chỉ ra các yếu tố về áp lực tác động nên việc tăng giá và tăng chỉ số lạm phát và cũng chỉ ra những yếu tố và sẽ giảm áp lực giảm việc tăng chỉ số lạm phát và đã đưa ra 3 kịch bản điều hành. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã yêu cầu thực hiện điều hành giá theo kịch bản phải đáp ứng yêu cầu là điều hành giá để đảm bảo kiểm soát mục tiêu là dưới 4 %.
Đây là một yêu cầu chủ động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt các đồng chí Phó Thủ tướng, Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá và đưa ra các kịch bản để điều hành cả trong giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và cả năm để đạt mục tiêu đã đề ra, trong đó nhấn mạnh là quý 1/2020 là không điều chỉnh tăng giá một số các mặt hàng do Nhà nước còn quản lý.
PV:Xin cảm ơn ông!./. Năm 2020, Chính phủ tập trung 10 giải pháp để tạo phát triển đột phá
Từ khóa: Lạm phát, CPI, chỉ đạo chính phú, điều hành giá của Chính phủ
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN