“Kiều bào với Trường Sa”: Thêm một cột mốc chủ quyền cho quần đảo Trường Sa

Cập nhật: 07/05/2021

(VOV5) - "Cái hay của cuốn sách này là sự chân thật. Chúng ta gặp một Trường Sa mới, Trường Sa của ngày hôm nay trong thời đại 4.0."

“Kiều bào với Trường Sa”: Thêm một cột mốc chủ quyền cho quần đảo Trường Sa - ảnh 1

Một cuốn sách mới của dịch giả, nhà văn Hiệu Constant vừa ra mắt có nhan đề “Kiều bào với Trường sa” do NXB Dân Trí ấn hành. Trong lời giới thiệu cuốn sách, nhà thơ Trần Đăng Khoa nhấn mạnh: “ Cuốn truyện ký này chỉ xoay quanh chuyến thăm quần đảo Trường Sa của bà con Việt kiều ta ….”

“Đã rất nhiều năm nay, kiều bào ta luôn gắn bó với Tổ quốc. Đặc biệt trong khó khăn hoạn nạn, như dịch covid, lụt bão ở Miền Trung. Rồi biên giới Tây Nam, biên giới Phía Bắc. Và đặc biệt là Trường Sa, Hoàng Sa. Nhiều bà con đã quyên góp tiền, giúp người dân hoạn nạn và các chiến sĩ bớt đi rất nhiều khó khăn." “Đây là cuốn sách quý. Dù chỉ là một phần vể đẹp của Trường Sa. Còn rất nhiều hòn đảo trong quần đảo này mà nhà văn Hiệu Constant còn chưa kịp có mặt. Chúng ta lại có thêm một cột mốc chủ quyền mà nhà văn Hiệu Constant cắm cho quần đảo Trường Sa.”

Nhà văn, dịch giả Hiệu Constant trả lời phỏng vấn phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam về “Kiều bào với Trường Sa”.
“Kiều bào với Trường Sa”: Thêm một cột mốc chủ quyền cho quần đảo Trường Sa - ảnh 2Nhà văn, dịch giả Hiệu Constant trong chuyến đi Trường Sa năm 2018

PV: Thưa nhà văn, dịch giả Hiệu Constant, chị có thể chia sẻ là từ ý tưởng nào để ra đời cuốn sách Kiều bào với Trường Sa?

Hiệu Constant: Thực ra từ lâu tôi đã quan tâm đến Trường Sa và gắng tìm hiểu nhiều về quần đảo này. Kể từ gần chục năm trở về đây tại Paris có rất nhiều các cuộc hội thảo hoặc các sự kiện liên quan đến Trường Sa. Mỗi khi có những sự kiện như vậy, tôi cố gắng đến tham dự nhiều nhất có thể và cố gắng ghi lại những nhận xét của mình, hoặc làcố gắng trao đổi nhiều với các diễn giả hoặc với những người đã từng đi đến Trường Sa về chẳng hạn.

Cho đến năm 2018 khi nhận được thông tin tôi sẽ có mặt trong danh sách đoàn đại biểu được về nước đi thăm và tặng quà các chiến sỹ và các hộ dân tại một số đảo trên quần đảo Trường Sa, thì tôi rất vui. Và chỉ trong lúc sắm sửa va li hành lý để về nước thì ý tưởng viết một cuốn sách về Trường Sa mới hình thành. Khi đó thì nó chỉ lờ mờ trong đầu. Tôi gắng mang cuốn sổ thật dày, máyảnhcó dung lượng cao để chụp thật nhiều ảnh và tôi cũng còn mang theo cả mấy cái điện thoại để có thể phỏng vấn nhanh một ai đó chẳng hạn khi bất chợt cần.

Thế nhưng khi về đến Cam Ranh tôi đã gặp gỡ tất cả các anh chị em kiều bào trở về từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ. Và khi trò chuyện với họ thì ý tưởng viết sáchmới hiện lênrõ nét hơn trongtôi. Trong suốt chuyến đi đó tôi đã gắng quan sát thật nhiều, thật chi tiết từng nơi mà mình đã đặt chân đến đây, chụp thật nhiều ảnh, trò chuyện với thật nhiều người, ghi nhận những sắc thái và tình cảm của họ. Bởi viết một bài báo thì nhẹ nhàng và đơn giản hơn, nhưng mà khi viết một cuốn sách thì cần rất nhiều yếu tố, đa dạng, đầy đủ các khía cạnh.

Vâng nếu chịhỏi về thực chất ý tưởng viết cuốn sách, thì nó hiện lên rõ nét nhất trong tôi là ở Cam Ranh, khi tôi gặp các anh chị em kiều bào trở về từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

PV: Nếu phải noí lời gửi gắm về cuốn sách để giới thiệu với độc giả, chị sẽ chia sẻ những điều gì?

Hiệu Constant: Vâng, Trường Sa thì mênh mông lắm mà tôi cũng mới chỉ đến được 10 hòn đảo và một nhà giàn thôi. Và hơn nữa, cuốn sách hơn 200 trang thì không thể nói hết được. Nhưng mà tôi thú thật rằng tôi đã rất cố gắng trò chuyện, phỏng vấn, ghi nhận những tình cảm của kiều bào dành cho những hòn đảo mà chúng tôi đã vinh hạnh được đặt chân đến.

Nhưng trên hết,tôi gắng nêu những đặc điểm của mỗi nơi như con người,cảnh vật, cuộc sống, hình ảnh kiêu hùng của các chiến sĩ Hải quân Việt Nam dũng cảm, kiên trung luôn giữ vững tinh thần để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, của đất nước. Và cả mối quan hệ quân và dân trên những hòn đảo, trường học dành cho các cháu nhỏ có cha mẹ là các chủ hộ dân trên đảo nữa. Những ngôi chùa như là những cột mốc tâm linh vv..., tức là rất là khá đầy đủ. Ngoài ra tôi cũng nêu một số hoạt động của kiều bào Pháp hướng về Trường Sa.

Tóm lại là đọc cuốn sách nhỏ của tôi, ai mà đã từng điTrường Sa rồi thì sẽ có thể giữ lại được những kỷ niệm của mình được đóng khung trong các con chữ. Còn ai mà chưa đến Trường Sa thì sẽ có thể ít nhiều khám phá được vùng biển thiêng liêng này trongmột cuốn truyện ký liền mạch như vậy. Theo tôi thì, dưới góc nhìn của một nhà văn kiều bào Pháp chắc chắn sẽ có sự khác lạ.

PV: Ký ức nào về Trường Sa sâu đậm nhất trong lòng chị?

Hiệu Constant: Với những đại biểu kiều bào chúng tôi được tham gia trong đoàn công tác số 10, thì bất cứ bất kỳ nơi nào mà chúng tôi đặt chân đến trên quần đảo Trường Sa thì đều trở thành những ký ức sâu đậm khó phai trong đời mình. Với cá nhân tôi, thì có lẽ hai sự kiện ghi dấu ấn nhất mà cho đến tận bây giờ đã banăm trôi qua mà những hình ảnh đó, những âm thanh ấy vẫn luôn hiển hiện và văng vẳng trong đầu tôi.

Lần thứ nhất là khi đoàn làm lễ tưởng niệm và tri ân các cán bộ chiến sỹ đã hy sinh vì biển đảo Việt Nam và nhất là 64 chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma, phải nói là rất xúc động. Bây giờ tôi ngồi nói chuyện với chị như thế này, nhưng mà thực ra tôi cũng vẫn đang rất xúc động. Toàn đoàn đã tập trung trên bãi đáp trực thăng của tàu để làm lễ giữa biển trời mênh mang. Toàn đoàn mấy trăm người im phăng phắc, không gian thìthoang thoảng mùi hương trầm và chỉ có văng vẳng tiếng nhạc lễ thôi.Sau đó chuẩn đô đốc Đỗ Minh Thái đọc bài tri ân đối với các chiến sĩ. Giọng chuẩn đô đốc nghẹn ngào,còn các đại biểu thì cố kìm những tiếng nức nở. Và sau đó là đêm mà đoàn chúng tôi rời đảo Trường Sa lớn.

Có lẽ sẽ không một đại biểu nào quên được, những tiếng hát vangcòn văng vẳngvà những câu như Kiều bào yêuTrường Sa và từ dưới vọng lên là Trường Sa yêu kiều bào, cứ lưu luyến như thế. Những cánh tay vẫy. Và cả những giọt nước mắt trên những khuôn mặt đang cười.

Còn tôi thì lại có một kỷ niệm cá nhân hơn, đó là tại đảo Trường Sa đó tôi đã gặp được hai sĩ quan đồng hương Thường Tín của mình, đó là trung tá Nguyễn Văn Trường và thiếu tá Nguyễn Bá Đoàn. Thật vui và xúc động. Kể lại đây thì rất là dài. Nhưng tôicókể một đoạn trong cuốn sách của mình. Trước khi sách được xuất bản thì tôi được tin là anh Trường đã ra quân về nghỉ hưu, còn em Đoàn thì đã về lại Cần Thơ nơi em đóng quân trước khi được phái đi chi viện cho Trường Sa.

Xin cảm ơn nhà văn, dịch giả Hiệu Constant về cuộc trò chuyện này.

"Cái hay của cuốn sách này là sự chân thật. Chúng ta gặp một Trường Sa mới, Trường Sa của ngày hôm nay trong thời đại 4.0. Ta cũng gặp nhiều con người rất đẹp trong đoàn khách thăm đảo. Trong đó có những nhà ngoại giao nổi tiếng, những vị thương gia, những nhà hoạt động xã hội. Đặc biệt là những người lính đảo, những người dân nơi đầu sóng ngọn gió. Ta cũng còn được nghe những câu chuyện thú vị của những phóng viên, học giả quốc tế nói về lãnh hải của chúng ta. Họ không phải chỉ nghiên cứu mà còn trực tiếp là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến thái độ hung hăng, ngạo mạn của tầu hải cảnh Trung Quốc.

Và như thế, ở Trường Sa có bao nhiêu cột mốc. Ngoài cột mốc bằng xi măng cốt thép thường bị thời gian và sóng gió bào mòn, còn có những cột mốc bất hoại. Đó là sự hi sinh, là xương máu của cha ông và bao nhiêu thế hệ con cháu chúng ta đã đổ xuống để giữ vững núm ruột của Tổ quốc, còn có những cột mốc đặc biệt khác. Đó là những bài hát, bộ phim, tiểu thuyết, thơ, kịch và các loại hình nghệ thuật mà các nghệ sĩ đã cắm cho Trường Sa. Đối với những tài năng lớn, những tác phẩm nghệ thuật thực sự có giá trị, thì những cột mốc đặc biệt ấy sẽ còn bền vững đến muôn đời mà không kẻ thù nào, hay sóng gió nào có thể phá nổi.."- Nhà thơ Trần Đăng Khoa

Từ khóa: VOV, VOVworld, VOV5, Kiều bào với Trường Sa, Hiệu Constant, quần đảo Trường Sa, hải quân, trận chiến Gạc Ma

Thể loại: Âm nhạc - Điện ảnh

Tác giả:

Nguồn tin: VOV5

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập