(VOV5) Trong số 20 tác phẩm, công trình được nhận Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng vừa qua, đặc biệt có một số tác phẩm đoạt mức tặng thưởng cao thuộc lĩnh vực kiến trúc.
Kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Việt Huy, người đã viết cuốn "Kiến trúc xanh, xây dựng và phát triển bền vững" (NXB Khoa học xã hội), cuốn sách được trao Tặng thưởng mức B lần này, chia sẻ câu chuyện về cuốn sách cũng như những quan điểm về kiến trúc xanh tại Việt Nam.
PV: Thưa kiến trúc sư Nguyễn Việt Huy, lý do ra đời của cuốn sách là như thế nào?
KTS Nguyễn Việt Huy: Như lần trước tôi đã chia sẻ, trước đây tôi viết một cuốn về làng xã đồng bằng châu thổ sông Hồng. Từ những bài học về kiến trúc truyền thống, tôi nhận thấy trách nhiệm viết về những kiến trúc là hơi thở của thời đại là việcrất quan trọng. Đặc biệt những năm gần đây rộ lên khái niệm kiến trúc xanh hay khái niệm quy hoạch, phát triển bền vững.
Trong môi trường đào tạo của chúng tôi, khi làm việc bao giờ cũng phải xuất phát từ những định nghĩa. Ví dụ như: thế nào là phát triển bền vững hay thế nào là kiến trúc xanh. Đối với kiến trúc xanhcũng có những định nghĩa,như những tiêu chí để đạt được kiến trúc xanh của Hội Kiếntrúc sư Việt Nam haycác chứng chỉ xanh đã được thế giới công nhận, cũng như nhữngcơ sở uy tínđưa ra.
Đôi khi là người ta chưa hiểu rõ ngọn ngành thế nào là kiến trúc xanh. Trong cuốn sách này tôi mong muốn gửi đến độc giả hai khái niệm:các vấn đề về kiến trúc xanhvàhai là xây dựng, phát triển bền vững.
KTS Nguyễn Việt Huy tại Lễ trao giải thưởng |
KTS Nguyễn Việt Huy học kiến trúc và làm việc tại Pháp trở về, hiện đang là đại diện văn phòng kiến trúc Dubosc và cộng sự của Pháp tại Việt Nam, cũng là giảng viên khoa Kiến trúc và quy hoạch - Đại học Xây dựng Hà Nội.
PV: Vậy qua cuốn sáchđộc giả có thể hiểu thế nào là kiến trúc xanh?
KTS Nguyễn Việt Huy:Thực ra kiến trúc đã làxanhrồi. Nhưng kiến trúc xanhđể người ta nhấn mạnh tới vai trò,trách nhiệmcủa việc làm kiến trúc đối với đời sống xã hội, đối với môi trường xung quanh. Khi đọc quyển sách của tôi mọi người sẽ hiểu rõ hơn khái niệm cụ thể, kiến trúc xanh sẽ phảixuất phát ngay từ thiết kế, phải thông minh, tối ưu cả về thiết kế hoặc trong thi công xây dựng.
Thứ hai là sử dụng vật liệu phải xanh, Xanh nghĩa là có thể tái tạo được. Ví dụ như trong thời gian gần đây chúng ta cũng hơi lạm dụng khinguồn cung cấp xi măng của Việt Nam tương đối dồi dào nênbê tông hóa rấtnhiều. Nhưng thực tế việc bê tông hóagây ra ô nhiễm môi trường rất lớn. Các bạn đã biết rằng những núi đá vôi để hình thành nóphải hàng triệu năm, nhưng phá nóđi thì chỉ trong khoảng 5 đến 10 năm là hết một lượng lớn khủng khiếp. Rõ ràng vật liệu là phải sử dụng những vật liệutái tạo được, màchúng ta có thể thấy ngay trong kiến trúc truyền thống nhưsử dụng gỗ, tre, là sử dụng những vật liệu lắp ráp được, xây dựng rất nhanh, tái tạosử dụng được và đặc biệt có thểsản xuất lạiđược bằng cách trồng lại.
Thứ ba, xanh ở việc sử dụng tiết kiệm nước. Trong sách tôi cũng nói đến những công nghệ xây dựnglắp ráp,hay trên thế giớilà một trào lưu về xây dựng khô, vớiphương thức chỉ cần lắp ghép và sử dụng, tái tạo lại toàn bộ nhữngvật liệu cũng như nguồn nước. Ví dụ, nguồn nước sử dụng tuần hoàn,sử dụng xong thì có thểtưới cây rồi sử dụng những khu vệ sinh không cần đến nước mà tự khử mùi vv...
Hay việcsử dụng năng lượng Xanhtrong công trình, như điện bằng sức gió, pin mặt trời, thậm chí không đơn thuần là pin mặt trời trên mái mà ngay cả ở những mặt đứng. Nhữngđiều ấy trước đây đối với Việt Nam tương đối xa lạ, nhưng bây giờ rõ ràng các công nghệ điện mặt trời, điện gió bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam và phát triển rất nhanh. Ở những nước phát triển như tôi làm bên Pháp chẳng hạn, điều đó là hết sức bình thường. Chúng ta có thể tận dụng những kinh nghiệm của các nước.
Tóm lại kháiniệm kiến trúc xanh không chỉ đơn thuần là một vài tiêu chí,mà nó phải đầy đủ các vấn đề trên thế giới đã nghiên cứu rất kỹ và tôi cũng muốn tổng hợp vào trong quyển sách này.
Còn về vấn đề xây dựng và phát triển bền vững?
KTS Nguyễn Việt Huy:Bền vững là như thế nào. Nếu giải nghĩa theo tiếng Việt, có nghĩa là tốt nhất trong một chu kỳ, một cuộc đời của một sự vật hiện tượng nào đó. Đối với những công trình, có những công trình chỉ cầntrong 10 năm nhưng phục vụ tốt nhất trong 10 năm đó,hay có những công trình đặt ra là 50 năm, thì cũng phục vụ tốt nhất trong 50 năm đó. Chứ chúng ta không thể nào gượng ép bắtmột công trình 10nămphải bền vững tới 50-100 năm. Điều đó khôngthể gọi là phát triển bền vững được.
Cuốn sách "Kiến trúc xanh, xây dựng và phát triển bền vững" của KTS Nguyễn Việt Huy |
Phát triển bền vững còn phải là sự sự tổng hòa của tất cả các yếu tố trong một công trình xây dựng. Cứ hình dung một cái cửa, có thể tấm cửa rất là tốt, sử dụng được tới 50 năm, nhưng bản lề đã hỏng ngay từ 5 năm chẳng hạn. Đó là những vấn đề mà tôi nêu chi tiết trong quyển sách này. Và với mỗi chủ đề đều đi vào các vấn đề nghiên cứu chuyên sâu. Ví dụ như là các vấn đề về thiết kế công trình y tế, bệnh viện. Quan điểm thiết kếbệnh viện trước đâychỉ là nơi đảm bảo khoa học kỹ thuật để chữa bệnh cho con người. Nhưng bây giờ đã thay đổi hoàn toàn,vì khái niệm thiết kế bệnh viện bây giờ là nơi chăm sóc sức khỏe, để người bệnhkhông sợ khi phải đến bệnh viện, màngười ta cảm thấy rất thoải mái, thậm chí định kỳ đến để kiểm tra sức khỏe để không bao giờ có bệnh, nghĩa là nơi điều dưỡng nhiều hơn.
Tôi cũng nêu rất chi tiết về những vấn đề thế nào là bảo tồn, thế nào là phát triển,thế nào là thích ứng cho từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, đối với đô thị, đối với nông thôn, đối với công trình công cộng,đối với nhà ở. Có những cái chúng ta nên giữ lại nhưngcó những cái chúng ta chấp nhận hy sinh bởi vì nó đã hoàn thành sứ mệnh rồi và nó được phép nghỉ ngơi để thay thế vào đó là một không gian khác.
Thực ra đây là những nội dung khá chuyên sâu trong chuyên ngành kiến trúc. Tuy nhiên, đối với độc giả thôngthường, theo anh họ sẽ tìm thấy điều gì hấp dẫn ở đây?
KTS Nguyễn Việt Huy:Tôi nghĩ rằng ngay cả đối với những độc giả thông thường nếu quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, quan tâm đến sức khỏe, quan tâm đến kiến trúc họ cũng sẽ hiểu cặn kẽ bản chấtđể đưa ra những lựa chọn, cho thấy sự lựa chọn của mình khi đầu tư mua một căn nhà, haylựa chọn bệnh viện để chăm sóc hoặc là muốn tìm hiểu về các vấn đề phát triển đô thị, thế nào là cần bảo tồn và thế nào là phát triển, thích ứng... Đấy là những kiến thức tôi nghĩ cũng không phải quá cao siêu, mà thời đại 4.0 bây giờchúng ta cũng cần nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân. Những vấn đề này sẽ là những công cụ tốt hơn đểtạo ra một cuộc sống phù hợp với thời kỳ công nghiệp 4.0 này.
Xin cảm ơn KTS Nguyễn Việt Huy về cuộc trò chuyện này.
Cuốn sách đề cập 07 chuyên đề khác nhau liên quan thiết kế kiến trúc như: các vấn đề liên quan tới kiến trúc bền vững, sự toàn cầu hóa và bản địa hóa trong kiến trúc, kiến trúc các không gian công cộng, chuyên đề về thiết kế bệnh viện, chuyên đề về bảo tồn các giá trị cảnh quan đô thị, ứng dụng công nghệ thông tin trong kiến trúc và thiết kế kiến trúc nông thôn trong thời đại mới. Cuốn sách bao hàm một khối lượng thông tin lớn về chuyên ngành kiến trúc "nhưng dễ đọc, dễ thấm với lối viết chắt lọc, văn phong nhẹ nhàng, tin rằng có thể chạm tới tâm trí của nhiều đối tượng độc giả." (KTS Nguyễn Việt Huy/ "Kiến trúc xanh, xây dựng và phát triển bền vững" (NXB Khoa học xã hội, 2021)