Kiên Giang chủ động phương án cấp nước sinh hoạt trong mùa hạn mặn
Cập nhật: 16/03/2020
Bắc Kạn: Yêu cầu siết chặt công tác PCCC rừng mùa hanh khô (28/11/2024)
Hà Nội: Cần cơ chế cho không gian sáng tạo nghệ thuật phát triển (28/11/2024)
VOV.VN - Để không lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt, các cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang đang triển khai nhiều phương án ứng phó trong mùa hạn mặn gay gắt.
Hiện tại, toàn bộ hệ thống cống lớn điều tiết nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đóng nên mặn không thể xâm nhập sâu vào điểm lấy nước. Độ mặn ở các điểm lấy nước vẫn đang duy trì ở mức dưới 0,3 phần ngàn, đúng theo tiêu chuẩn cho phép.
Từ năm 2017, công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc, cảnh báo tự động thông tin chất lượng nguồn nước đặt tại các điểm lấy nước. 03 thông số chính gồm: độ PH, độ mặn và độ đục sẽ được cập nhật liên tục 05 phút 1 lần nhằm theo dõi kịp thời diễn biến hạn mặn.
Ông Nguyễn Hữu Hoài Phương, Giám đốc công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang cho biết: “Năm naymặc dù được dự báo hạn mặn sẽ ở mức tương đương hoặc gay gắt hơn so với năm 2016, nhưng Công ty đã có phương án chuẩn bị nên người dân hoàn toàn có thể yên tâm sẽ không thiếu nước sinh hoạt.”
Cống Lình Huỳnh, một trong những cống lớn được đóng từ sớm để ngăn mặn xâm nhập. |
So với năm 2016, địa bàn TP. Rạch Giá được đầu tư thêm 01 nhà máy nước Nam Rạch Giá, công suất trên 15.000 m3/ngày đêm, nâng công suất cấp nước toàn địa bàn và 01 phần huyện Hòn Đất lên khoảng 70.000 m3/ngày đêm. Trong tình huống xấu nhất, 20 giếng khoan dự phòng, tổng công suất 25.000 m3/ ngày đêm cũng sẽ được vận hành để bổ sung nguồn nước phục vụ nhu cầu của người dân.
Ngoài địa bàn TP. Rạch Giá, khu vực sử dụng nước của công ty cấp thoát nước Kiên Giang gồm: Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, Phú Quốc, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, An Biên và An Minh cơ bản đủ nước sinh hoạt. Với tổng công suất cung ứng là 115.000 m3/ngày đêm. Các hồ chứa nước lớn đang trong tình trạng đạt ngưỡng tối đa và được theo dõi, lấy nước bổ sung thường xuyên.
Lắp đặt thêm các đường ống cấp nước sinh hoạt cho dân. |
Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và Chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh cập nhật thường xuyên tình hình xâm nhập mặn, nước sinh hoạt trong tỉnh; chỉ đạo, điều phối các hoạt động liên ngành giữa các sở, ban ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố trong việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước đã được phê duyệt.
Ông Mai Minh Luân, Trưởng Phòng phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật, Sở xây dựng Kiên Giang cho biết: “Gồm có 13 hệ thống cấp nước cho 14 đô thị hiện trạng, 6 hệ thống cấp nước cho các đôthị dự kiến thành phần đến năm 2020 và 4 hệ thống cấp nước phục vụ cho các khu công nghiệp, khu chức năng đô thị. Trong chương trình cấp nước an toàn thì tổng công suất hệ thống dự phòng để phục vụ hạn mặn trên TP RG là 25.000 m3/ngày đêm”.
Nhà máy cấp nước nông thôn hoạt động hết công suất trong mùa hạn mặn. |
Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã sử dụng nguồn vốn của tỉnh để đầu tư nâng cấp mở rộng các trạm cấp nước trên địa bàn nông thôn tại các huyện: Châu Thành, Gò Quao, An Minh, Kiên Lương và Giang Thành, sẽ đưa vào sử dụng kịp lúc trước hạn mặn. Trước mắt giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho khoảng 8.000 hộ dân. Còn hơn 12.000 hộ, sẽ tiếp tục hỗ trợ giải pháp tự trữ nước và lọc nước gia đình.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang cho biết: “Tính từ giai đoạn 2016 đến nay ngân sách của trung ương cũng như của tỉnh đã đầu tư được hơn 500 tỷ đồng để đầu tư cho 45 công trình, trong đó đầu tư mới 13 công trình, nâng cấp mở rộng 32 công trình. Tính quy mô phạm vi phục vụ từ năm 2016 đến nay đã tăng đầu tư số hộ phục vụ lên hơn 35.000 hộ”../.
Từ khóa: hạn mặn, thiếu nước sinh hoạt, Kiên Giang, ứng phó hạn mặn
Thể loại: Xã hội
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN