“Không thể để tình trạng có bằng đại học nhưng không làm được việc”
Cập nhật: 19/10/2019
Vụ xe đâm tử vong bé 17 tháng tuổi trong nhà ở Tuyên Quang: Lấy mẫu máu nam tài xế
An Giang: Bắt 3 đối tượng xuất khống hóa đơn trên 16 tỷ đồng
VOV.VN -Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT phải tiến hành thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các trường ĐH “có tên mà không có thực”, "hữu danh vô thực".
Đây là vấn đề được đưa ra thảo luận tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2018 – 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 – 2020.
Nói về vấn đề đào tạo và quản lý giáo viên trong ngành giáo dục, GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định sự thành công của nền giáo dục. Muốn thay đổi nền giáo dục, trước hết cần thay đổi phương pháp và cách quản lý giáo dục. Cách quản lý lỗi thời chính là vòng kim cô kìm hãm các thầy cô. Hiện nay việc thay đổi mục tiêu giáo dục từ trung tâm là kiến thức sang hình thành năng lực cũng đặt ra những khó khăn cho giáo viên. Do đó cần có những chương trình bồi dưỡng thích hợp, kết hợp với kiểm tra, đánh giá giáo viên thường xuyên.
GS Nguyễn Văn Minh cho rằng chất lượng đầu vào là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo viên trong tương lai. (Ảnh minh họa, nguồn: KT) |
GS Minh cho rằng, để có đội ngũ giáo viên tốt, ngoài những điều kiện về nhân lực, vật lực của các trường ĐH đào tạo sư phạm, nếu chất lượng đầu vào không đảm bảo thì rất khó đảm bảo chất lượng giáo dục tương lai.
Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng đề nghị cần có chuẩn chức danh với các cán bộ quản lý trong ngành giáo dục. Bên cạnh đó, GS Minh cũng cho rằng: “Thống kê hiện nay cho thấy có nhiều môn học như ngoại ngữ, tin học, công nghệ đang thiếu. Do đó Bộ GD-ĐT cần công khai thông tin này trên các phương tiện truyền thông để sinh viên biết và có định hướng. Nếu như chỉ nói thừa thiếu mà không chỉ ra thừa thiếu ở đâu thì rất khó cho người học. Nhiệm vụ quan trọng là cần sớm cấu trúc lại hệ thống các trường sư phạm. Hàng loạt các trường, khoa đào tạo ngành này, giống như nhà đông con, nếu không sắp xếp thì rất khó hoạt động hiệu quả”.
GS Minh cũng nhấn mạnh, sự sắp xếp này cần tạo ra những phân khúc, xác định rõ trường nào là trường chủ lực, đâu là trường địa phương để kết nối, tận dụng các hệ thống các trường cao đẳng nhằm thực hiện bồi dưỡng giáo viên trong tương lai.
Cùng bàn về chủ đề này, trao đổi tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: “Hiện nay cả nước có 115 trường và khoa đào tạo sư phạm. 1, 5 – 1,8% số giáo viên nghỉ hưu hàng năm (20.000 giáo viên nghỉ hưu mỗi năm) trong khi đó chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm là 50.000. Chúng ta bao cấp quá nhiều nhưng chất lượng không cao. Phải có cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên cho từng địa phương. Phải bồi dưỡng giáo viên thường xuyên. Các trường sư phạm ở địa phương làm việc này thường xuyên, mạng lưới thực hành đều khắp”.
Chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, cần đẩy mạnh sắp xếp lại các trường sư phạm, tập trung vào các trường ĐH sư phạm trọng điểm như Sư phạm Hà Nội, TP. HCM, còn các trường khác có lộ trình làm vệ tinh trong bồi dưỡng giáo viên cho các địa phương.
“Các trường ĐH Sư phạm phải đào tạo sinh viên ra trường trở thành những nhà giáo dục chứ không phải là những thợ dạy, cho nên yêu cầu rất cao ở các ‘máy cái’ này phải tốt thì mới có 'máy con' tốt, là khơi mào đầu tiên cho sự phát triển giáo dục, đào tạo. Bác Hồ nói: Trường sư phạm phải mô phạm…”.
Nhấn mạnh các cơ sở giáo dục ĐH phải rà soát, sắp xếp lại mạnh mẽ hơn để bảo đảm chất lượng, Thủ tướng nêu thực trạng, nhiều trường hiện nay không bảo đảm điều kiện chất lượng, nên có việc hạ điểm chuẩn, “vơ vét” học sinh đầu vào với điểm rất thấp, mượn giáo viên cơ hữu… “Chúng ta không thể chấp nhận một tình trạng chất lượng đào tạo giáo dục ĐH, trung học thấp mà người ta thường hay kêu ca. Học ra để làm việc chứ không phải học ra có cái bằng tượng trưng nào đó do một cái trường kém chất lượng cấp”, Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT phải tiến hành thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các trường ĐH “có tên mà không có thực”, "hữu danh vô thực". “Và tôi cũng yêu cầu các đồng chí trình Thủ tướng Chính phủ đóng cửa một số cơ sở kém chất lượng kéo dài”.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT kiểm tra và dừng các ngành đào tạo mà có chất lượng kém, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chấn chỉnh nề nếp hơn. Việc đào tạo phải hướng đến tạo ra những cán bộ làm việc và hội nhập sâu rộng, chứ không để tình trạng có bằng nhưng không biết làm việc.
Bên cạnh đó, các địa phương phải rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên theo hướng khắc phục tình trạng thừa thiếu cục bộ hiện nay. Tiếp tục rà soát, tinh gọn hiệu quả đội ngũ phục vụ tại các trường học, tránh tình trạng quá nhiều nhân viên y tế, bảo vệ, kế toán…/.
Nhiều địa phương tinh giản biên chế giáo viên còn cứng nhắc
Sở GD-ĐT Hòa Bình cho lùi thời gian tựu trường, tránh mưa bão
Từ khóa: có bằng đại học nhưng không làm được việc, học đại học, quy hoạch đại học, điểm sàn, hạ điểm sàn vét thí sinh
Thể loại: Giáo dục
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN