Không phát triển du lịch nếu không đảm bảo an ninh nguồn nước
Cập nhật: 22/10/2019
Ukraine ra đòn “tất tay” đáp trả Nga tại Kursk
Nga vây đánh Pokrovsk quyết liệt, Ukraine tập kích thẳng vào đầu não đối phương
VOV.VN - “Tạo hành lang an toàn để quản lý về quy hoạch, không cho xây dựng, không phát triển du lịch mà không đảm bảo an toàn cho nguồn nước”.
Siết chặt kiểm soát tác động môi trường từ các dự án
Đảm bảo an ninh nguồn nước là câu hỏi lớn được đặt ra, với những lo ngại vô cùng sau vụ việc nguồn nước dẫn vào Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) bị nhiễm dầu thải, khiến nước cung cấp cho hàng vạn hộ dân Hà Nội bị nhiễm bẩn.
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Hòa Bình, sau vụ việc này, tỉnh, các cơ quan chức năng và Viwasupco phải có giải pháp cụ thể đảm bảo an ninh nguồn nước. Thứ nhất, là khoanh vùng cắm mốc, tạo ra hành lang an toàn để quản lý về quy hoạch, không cho xây dựng, không phát triển du lịch mà không đảm bảo an toàn cho nguồn nước.
“Hiện nay, nguồn dẫn nước vào Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) đi qua hồ Đầm Bài có diện tích xấp xỉ 70ha và lưu vực 16km2, do vậy, dù có cố gắng bảo vệ chúng ta cũng khó tránh được những rủi ro do nguồn nước mà chúng ta không quản lý được. Chính vì vậy, tỉnh Hòa Bình đề nghị Viwasupco nghiên cứu có một đường dẫn kín từ nguồn nước mặt sông Đà đưa vào khu sơ chế và sản xuất, như vậy quản lý nguồn nước mới đảm bảo”, ông Toàn cho hay.
Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Hòa Bình cũng khẳng định việc cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức trách nghiệm cho cán bộ nhân dân ở những khu vực này để họ thấy rõ trách nhiệm trong bảo vệ nguồn nước.
Trước nghi ngại về ảnh hưởng từ trang trại nuôi hàng nghìn con lợn theo công nghệ Nhật Bản hay thông tin sắp tới sẽ có khu du lịch sinh thái vốn Đài Loan (Trung Quốc) ở gần khu vực nguồn nước cung cấp cho Viwasupco, ông Toàn khẳng định: “Tỉnh Hòa Bình chỉ đạo vấn đề thu hút đầu tư phải đáp ứng được quy hoạch, những vùng gây ô nhiễm, gây ảnh hưởng sẽ phải xem xét. Khi cấp phép đầu tư nhất thiết phải có đánh giá tác động môi trường. Vấn đề này sẽ được thực hiện kiên quyết và triệt để”.
“Chưa cung cấp được thông tin, lời khai về chiếc xe tải đổ dầu thải“
Đường ống dẫn kín có đảm bảo?
Cơ quan chức năng, các chuyên gia nhắc đến giải pháp thiết lập đường ống dẫn kín để đưa nước về nhà máy thay vì kênh dẫn nước hồ Đầm Bài vào Viwasupco như hiện nay. Tuy nhiên, là một đơn vị bán và cung cấp nguồn nước cho hàng vạn hộ dân, Viwasupco phải là nơi đầu tiên phải có trách nhiệm kiểm tra chất lượng nước đầu vào. Khi phát hiện vấn đề với nguồn nước, Viwasupco sẽ phải là đơn vị đầu tiên có hành động và quyết định ngừng hoạt động cung cấp nước.
Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ Tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên môi trưởng tỉnh Hòa Bình, ông Nguyễn Khắc Long khẳng định: “An ninh nguồn nước còn có trách nhiệm của các đơn vị sử dụng nguồn nước, phải kiểm tra nếu nguồn nước đảm bảo mới đưa vào sản xuất. Về lâu dài sẽ lắp đường ống kín để đưa nước về nhà máy phục vụ sản xuất”.
Từ 21h đêm 16/10, Viwasupco đã cấp nước trở lại cho hàng vạn hộ dân các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông… Nhưng nước này được khuyến cáo không dùng để nấu ăn. Không một lời xin lỗi, thay vào đó điều mà hàng vạn hộ dân Hà Nội nhận được là thái độ quá thờ ơ, bàng quang với nhu cầu cấp thiết của người dân của đơn vị cung cấp nước./.
Viwasupco chưa xin lỗi người dân Hà Nội về vụ nước sông Đà nhiễm bẩn
Vụ đổ thải đầu nguồn nước sông Đà: Triệu tập một số người liên quan
Nước sông Đà bẩn sao vẫn bán cho dân?
Từ khóa: nước sạch sông Đà, Viwasupco, an ninh nguồn nước, trang trại lợn Hòa Bình, nước sạch Hà Nội
Thể loại: Tin tức sự kiện
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN