Khoảng 1 triệu người Việt Nam tham gia hoạt động trực tiếp trên biển
Cập nhật: 25/09/2019
Phụ nữ khởi nghiệp vì sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững (24/11/2024)
Mua sắm mùa Giáng sinh, khách hàng muốn trực tiếp “mắt thấy, tay cầm”
VOV.VN- Hiện nay kinh tế biển đứng ở góc độ khai thác thủy sản của Việt Nam rất lớn, số lượng tham gia hoạt động trực tiếp trên biển khoảng 1 triệu người.
Sáng nay 15/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ về việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (đoàn Nghệ An) đề cập đến việc đào tạo, huấn luyện kỹ năng hoạt động trên biển cho người dân, việc bảo đảm trang thiết bị cho ngư dân để vừa sản xuất vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia theo Nghị quyết 459 của Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNTNguyễn Xuân Cường. (ảnh: Quochoi.vn) |
Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (Bộ trưởng Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay kinh tế biển ở góc độ khai thác thủy sản của Việt Nam rất lớn, số lượng tham gia hoạt động trực tiếp trên biển khoảng 1 triệu người.
Có 3 vấn đề rất lớn đặt ra ở khu vực này là làm sao khai thác hiệu quả; tham gia hỗ trợ kinh tế vừa bảo vệ chủ quyền; đây là khu vực tổn thương rất lớn về thiên tai, là rốn bão của thế giới ở Thái Bình Dương, ảnh hưởng trực tiếp đến Biển Đông, nên đặt ra yêu cầu đối với công tác ứng phó với thiên tai.
Trong các hoạt động quy hoạch, chiến lược, đề án... có 2 nội dung là tuyên truyền kỹ năng đối với người dân ứng phó với 3 vấn đề trên như thế nào; đồng thời tăng cường về cơ sở vật chất.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, gần đây Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 930 tuyên truyền trên tất cả các hoạt động, kèm theo đó là đẩy mạnh triển khai Luật thủy sản, tập trung cơ sở vật chất. Đến nay, về tập huấn, Bộ NNN&PTNT phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, 28 tỉnh duyên hải thường xuyên tập trung tuyên truyền trên tất cả khía cạnh, đảm bảo khai thác an toàn.
Về ứng phó thiên tai, không chỉ tuyên truyền mà bằng chương trình hành động. 3 năm qua ở Biển Đông có 51 cơn bão và áp thấp. Trong 3 năm có đến 2,1 triệu phương tiện, 9,5 triệu người được di dời, cơ bản đảm bảo an toàn, đặc biệt là khu vực hoạt động thủy sản.
“Đây là kết quả chứng minh chúng ta đã làm khá đồng bộ giữa cơ quan Trung ương với các địa phương, các nghiệp đoàn, ngư dân. Chúng ta tập trung tuyên truyền tăng cường hơn để đảm bảo hiệu quả khâu liên kết. Liên kết làm sao để hình thành các nghiệp đoàn, vì lênh đênh trên biển thì nguy cơ xác suất rủi ro rất cao. Khánh Hòa hay một số tỉnh hiện nay có nhiều mô hình, hình thành các nghiệp đoàn, ngư dân cùng với doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau, khuyến khích thi đua” - ông Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Về trang thiết bị, hiện nay trong bờ với 82 cảng cá, 58 khu neo đậu từng bước được nâng cấp. Về trang thiết bị, tàu từ 24m trở lên hiện đang lắp đặt trang thiết bị hành trình giám sát; loại tàu trên 15m, dưới 24m yêu cầu theo Luật thủy sản tới đây phải trang bị toàn bộ.
Theo người đứng đầu ngành NN&PTNT, hiện nay, các cơ quan chức năng đang triển khai tập trung những nhóm giải pháp để sớm khắc phục thẻ vàng” IUU, lấy lại thẻ xanh trong thời gian sớm nhất./.
“Không có mạng xã hội Việt Nam thì như đặt não ở nước ngoài”
Từ khóa: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chất vấn, trả lời chất vấn, thủy sản, thẻ vàng
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN