Khi Trung Quốc và Nga “ném đá dò đường” trên không phận Hoa Đông
Cập nhật: 18/04/2020
Ca sĩ Lê Vĩnh Toàn tri ân quê hương Nghệ An qua phim ca nhạc "Miền nhớ"
Hương Ly, Lydie Vũ thăng hạng nhan sắc qua bàn tay "phù thủy trang điểm" Mi Nguyễn
VOV.VN - Theo chuyên gia Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga hợp tác với nhau để tiến sâu hơn vào Thái Bình Dương và đã có kế hoạch diễn tập chung trước đó.
Với những diễn biễn xảy ra vào ngày 23/7, các chuyên gia cho rằng, việc hợp tác xâm nhập lần này của Trung Quốc và Nga đối với biển Hoa Đông là phép thử với Nhật Bản.
Các máy bay ném bom tầm xa chiến lược TU-95 của Nga. Ảnh: cbsnews. |
Đối chọi không cân sức
Nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Không quân Hàn Quốc Kim Yong-chun nhận định, đây được coi là cuộc diễn tập nhằm công kích vào cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong lúc máy bay của Nga và Trung Quốc bay lượn trên vùng biển Hoa Đông, thì 2 chiếc tàu chiến của Trung Quốc cũng đang trong tình trạng vận hành gần phía đông khu vực Pohang của Hàn Quốc.
Quân đội Hàn Quốc đã rất nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút ra khỏi Khu nhận diện phòng không của Hàn Quốc (KADIZ) thông qua đường dây nóng giữa Trung tâm Giám sát phòng không Trung ương (MCRC) và Trung tâm phòng không chiến khu Bắc Trung Quốc. Ban đầu phía Trung Quốc thông báo rằng không thể cung cấp thông tin vượt quyền hạn. Sau đó lại thông báo rằng máy bay đang bay thực hiện đúng Luật pháp quốc tế.
Giáo sư Kim Tae-ho thuộc Đại học quốc tế Hàn Quốc lo ngại rằng không chỉ có Hoa Đông, Trung Quốc và Nga hợp tác với nhau để tiến sâu hơn vào Thái Bình Dương, và đã có kế hoạch diễn tập chung bí mật trước đó. Thời gian tới, cả Nga và Trung Quốc sẽ tăng việc khiêu khích tại các khu vực này thông qua huấn luyện chung.
Hàn Quốc khẳng định Nga và Trung Quốc đã có hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Hàn Quốc. Cả Nga và Hàn Quốc đã phủ nhận việc này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng Trung Quốc và Hàn Quốc là hai nước láng giềng thân thiết nên cần phải thận trọng khi sử dụng từ “xâm phạm”. Vùng nhận diện phòng không không phải không phận, các nước có thể tự do bay dựa trên luật pháp quốc tế.
Phát ngôn này lại mâu thuẫn với chính hành động của mình khi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV vào tháng 1/2019 đã phát đi hình ảnh một chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bắn cảnh cáo đối với máy bay nước ngoài khi xâm nhập vào Vùng nhận diện phòng không Trung Quốc (CADIZ).
Về phía Nga, Bộ Quốc phòng Nga lại cho biết rằng máy bay chiến đấu của Hàn Quốc đã không có liên lạc thông tin với máy bay Nga và cũng không bắn cảnh cáo vào máy bay Nga.
Phản ứng của Nhật Bản
Trong khi đó, Nhật Bản đã kháng nghị lên cả Nga và Hàn Quốc, trong đó nêu rõ đảo Dokdo (tên gọi của Hàn Quốc) thực chất là đảo Takeshima thuộc lãnh thổ của Nhật Bản. Nhật Bản đang có những phương án đối ứng với những hành vi trên thông qua chuẩn bị lực lượng không quân xuất kích khi cần thiết. Vị trí xuất kích không được tiết lộ.
Nhật Bản cho rằng máy bay quân sự của Nga đã 2 lần xâm nhập vào vùng biển Takeshima của Nhật Bản. Bộ Ngoại giao Nhật Bản yêu cầu Hàn Quốc không thể phủ nhận lập trường chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Takeshima. Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono khẳng định Takeshima/Dokdo là lãnh thổ của Nhật Bản cả về mặt lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế.
Nhà bình luận chính trị, nguyên Trưởng ban biên tập hãng tin Jiji của Nhật Bản cho rằng vấn đề trên cho thấy Tổng thống Hàn Quốc với tư tưởng “phản Nhật ly Mỹ” sẽ chờ phản ứng của Nhật hơn là có động thái gì. Bởi lẽ, phản ứng quá mạnh đối với Nga và Trung Quốc sẽ có những thiệt hại về mặt ngoại giao.
Ông Nobaru Seiichiro-Nguyên Đại sứ Nhật Bản tại OECD cho rằng Nhật Bản cần phải mạnh mẽ với cả Trung Quốc. Đặc biệt khi Trung Quốc đang “quấy rối Biển Đông”, “khiêu khích Hoa Đông”. Mặt khác, khi Trung Quốc đang bị phản đối mạnh mẽ vì xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam, nên đưa bài đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận nhằm vào Hàn Quốc. Hàn Quốc thì cho rằng Dokdo/Takeshima là lãnh thổ của Hàn Quốc cả về măt địa lý, lịch sử và luật pháp quốc tế, phản đối lập trường của Nhật Bản.
Nguy cơ chiến tranh trên biển Hoa Đông
Hàn Quốc lúng túng?
Giám đốc Văn phòng An ninh quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc, ông Chung Eui-yong,đã kháng nghị lên Thư ký Hội đồng an ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev. Đồng thời Hàn Quốc cũng đã triệu Đại sứ Trung Quốc và Nga tại Seoul lên để kháng nghị việc này.
Tuy nhiên, Phủ Tổng thống Hàn Quốc đã không mở hội nghị với Cơ quan an ninh Quốc gia và Cơ quan an ninh Nội các để xem xét hành động khiêu khích của Trung-Nga và lập trường của Nhật Bản về chủ quyền đối với đảo Dokdo/Takeshima. Ngay cả Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chưa có phát ngôn cụ thể nào về vấn đề này.
Do vậy, quan chức của Phủ Tổng thống Hàn Quốc trong buổi họp báo ngày 24/7 cho rằng những vấn đề liên quan đến không phận của chúng tôi thì chúng tôi sẽ tự trả lời (có nghĩa khẳng định chủ quyền đối với Dokdo/Takeshima).
Trong khi đó, các đảng phái đối lập Hàn Quốc cũng đang lên tiếng về vụ việc. Đại diện của đảng Tự do Hàn Quốc đưa ra câu hỏi, tại sao đến giờ này Phủ Tổng thống Hàn Quốc vẫn chưa mở ra Hội nghị an ninh quốc gia? Quan chức của Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho rằng điều quan trọng bây giờ là phải đưa ra được những phương án thiết thực chứ không phải là mở một cuộc hội nghị về an ninh.
Sự việc này đã khiến mâu thuẫn các nước trong khu vực Đông Bắc Á và Nga, Trung Quốc lâm vào tình trạng rối ren. Nếu xử lý không khéo, nguy cơ bùng nổ chiến tranh có thể xảy ra./.
Từ khóa: Trung Quốc, Nga, không phận Hoa Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản
Thể loại: Văn hóa - Giải trí
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN