Ít doanh nghiệp FDI thành lập mới liệu có đáng lo?
Cập nhật: 25/09/2019
Phụ nữ khởi nghiệp vì sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững (24/11/2024)
Mua sắm mùa Giáng sinh, khách hàng muốn trực tiếp “mắt thấy, tay cầm”
VOV.VN - Vốn FDI vào TP HCM 6 tháng qua chỉ tập trung góp vốn, mua cổ phần… nhưng thành lập doanh nghiệp mới rất ít.
Trong 6 tháng qua, TP HCM hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khoảng 3,21 tỷ USD,tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng điều đáng nói là thời gian qua 2/3 vốn FDI vào thành phố chỉ tập trung góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước còn thành lập doanh nghiệp mới rất ít.
Với hơn 2.300 nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, nâng tổng giá trị đầu tư vào thành phố khoảng 2,37 tỷ USD. Trong đó, vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản chiếm nhiều nhất với gần 42%.
Một số thương vụ lớn ở TP HCM thời gian gần đây như Samty Asia Investment đầu tư 22,5 triệu USD vào Công ty Phát Đạtđể phát triển một số dự án tại TP HCM; Frasers Property mua 75% cổ phần với Công ty TNHH Trần Thái Lands. Mondelez muamảng bánh kẹo của Công ty CP Tập đoàn Kido. Còn Quỹ đầu tư DraGon Capital gần đây cũng mua nhiều cổ phần của một số doanh nghiệp ở lĩnh vực bất động sản, dược phẩm…
Nhà đầu tư FDI chú trọng việc mua cổ phần DN trong nước. Ảnh minh họa |
Đây là điều khiến lãnh đạo TP HCM băn khoăn bởi một số lĩnh vực kinh tế mới, chú trọng phát triển lại không có doanh nghiệp FDI rót vốn vào đầu tư. Theo ôngDominic Scriven Obe - Chủ tịch Quỹ đầu tư DraGon Capital, nguyên nhân của hiện tượng trên do các nhà đầu tư nước ngoài muốn hạn chế sự rủi ro khi đầu tư.
“Việc mua cổ phần làm giảm rủi ro cho hai bên. Doanh nghiệp Việt Nam đã được thiết lập sẽ am hiểu thị trường trong nước, am hiều cơ quan quản lý, quy định về đất đai ... nhưng tiếu vốn, công nghệ và mảng kinh doanh quốc tế... trong khi doanh nghiệp FDI thì có những điều kiện đónên hai bên gặp nhau vàhợp tác”, ông Dominic Scriven Obe lý giải.
Cũng theo một số chuyên gia kinh tế ở TP HCM, doanh nghiệp FDI chọn phương án góp vốn để không tốn thời gian làm thủ tục lập doanh nghiệp và xây nhà xưởng, cơ sở vật chất. Khi đó, họ chỉ cần đầu tư vốn, công nghệ, máy móc, đổi mới quản trị, nâng cao năng lực sản xuất sẽ nhanh chóng làm cho doanh nghiệp đó “lột xác” phát triển mạnh hơn.
Chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín cho rằng, đây là hướng để các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu thị trường. “Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng lo ngại rủi ro nên họ tìm hiểu rất kĩ các cơ hội, tỷ lệ sinh lời của dòng vốn để từ đó lựa chọn hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần để vừa tìm hiểu thị trường, vừa đánh giá dòng vốn đầu tư ở bất kỳ thành phố nào của các quốc gia”, ông Tín phân tích.
Hiện nay, Việt Namđã cho tăng tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp trong nước từ 49% lên 51%. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam. Tuy nhiên, dòng vốn đón sẽ chỉ thực sự tích cực nếuđầu tư để mua sắm máy móc, công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và tăng quy mô làm doanh nghiệp lớn mạnh hơn.
Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển phân tích, hình thái vốn này đang phát triển tích cực theo xu hướng của thế giới, giúp cho doanh nghiệp nước ngoài đưa vốn vào đầu tư nhanh hơn. “Họ đưa vốn ban đầu để tạo lập hoặc củng cố doanh nghiệp, sau đó tiếp tục phát triển bằng việc đưa thiết bị, máy móc giúp doanh nghiệp đó lớn hơn. Việc hút đầu tư thành lập doanh nghiệp mới không có nhưng lại có những doanh nghiệp được cải tiến, tăng năng lực và quy mô lớn hơn sẽ vẫn tốt hơn”, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển chỉ rõ.
Sẽ là vấn đề lớn nếu doanh nghiệp FDI đổ vốn vào thị trường Việt Nam không phải nhằm nâng cao sức sản xuất, kinh doanh mà là để nhắm tới bất động sản của doanh nghiệp trong nước, hay để thâu tóm doanh nghiệp.
Hiện nay, TP HCM cũng đang chọn lọc vốn FDI, trong đó hạn chế những dự án thâm dụng lao động và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; tập trung thu hút những ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao… tạo ra giá trị sản xuất gia tăng cao và tăng thêm nội lực nhằm phát triển bền vững.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện kinh tế và Quản lý TP HCM lưu ý, việc thu hút đầu tư phải làm sao cho những dự án đó sẽ đem lại sức mạnh phát triển bền vững, tăng nội lực cho đất nước. “Một doanh nghiệp làm ăn lớn doanh thu lớn nhưng lợi nhuận rất ít có nghĩa là năng lực nội tại không phát triển được, mà đang làm giàu cho nội tại cho nước khác”, Tiến sĩ Trần Quang Thắng lý giải.
Hiện nay, thu hút nguồn vốn FDI không chỉ cần số lượng mà chất lượng rất quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM cần có những giải pháp để hướng dòng vốn đó đầu tư theo hướng tích cực./.
Từ khóa: đầu tư nước ngoài, mua bán sáp nhập, mua cổ phần, lĩnh vực đầu tư, fdi TP HCM,
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN