Hóa học xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp

Cập nhật: 19/12/2020

(VOV5) -Các giải pháp ban đầu trong khung khổ dự án HHX của UNDP và Bộ Công thương triển khai tại một số doanh nghiệp ở Việt Nam, bao gồm Công ty mạ Plato và Công ty sơn Nishu

Ngày 18/12, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Cục Hóa Chất Bộ Công Thương phối hợp với Câu lạc Bộ Sơn va Mực in Miền Bắc, tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Hóa học xanh và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)”. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy những sáng kiến về CSR liên quan đến Hóa học xanh (HHX).

Hóa học xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp - ảnh 1Quang cảnh hội thảo- Ảnh UNDP

Chủ trì hội thảo, ông Đào Xuân Lai, Trưởng ban Biến đổi khí hậu và Môi trường UNDP Việt Nam nhấn mạnh: “Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với thị trường và nền kinh tế khu vực và toàn cầu thông qua tham gia các hiệp định Thương mại tự do đa phương và song phương, để các doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam tham gia tốt hơn vào các chuỗi cung ứng và có lợi ích lớn hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu thì các tập đoàn và công ty cần đi theo hướng HHX, giúp cho phát triển, tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam và giảm áp lực lên hành tinh”

Các giải pháp ban đầu trong khung khổ dự án HHX của UNDP và Bộ Công thương triển khai tại một số doanh nghiệp ở Việt Nam, bao gồm Công ty mạ Plato và Công ty sơn Nishu nhằm giảm 3.472 kg các chất hữu cơ khó phân hủy (POPs)/ năm và giảm phát thải khí nhà kính 923 tấn CO2/năm.

Hóa học xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp - ảnh 2Các đại biểu và diễn giả tham gia Hội thảoHóa học xanh và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)- Ảnh UNDP

Hội thảo cũng thu thập ý kiến đóng góp về các nhu cầu liên quan đến đào tạo về nâng cao nhận thức và áp dụng hóa học xanh tại các doanh nghiệp sơn, mực in và chia sẻ một số thực trạng, giải pháp, công nghệ và thực tiễn về xử lý chất thải tại các doanh nghiệp sơn quy mô vừa và nhỏ. Đây là một trong những hoạt động của Dự án “Áp dụng Hóa học xanh tại Việt Nam nhằm hỗ trợ tăng trưởng xanh và giảm thiểu việc sử dụng và giảm phát thải các hóa chất hữu cơ khó phân hủy và hóa chất nguy hại” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và UNDP hỗ trợ.

Ở Việt Nam, ngành công nghiệp hoá chất đã có các bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên Ngành hóa chất cũng đã và đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và xã hội, trong đó tiềm ẩn những rủi ro, điều đó đòi hỏi hướng đi mới trong phát triển, sản xuất, tiêu dùng để đảm bảo phát triển bền vững.

Các nghiên cứu cho thấy việc ngăn ngừa sự hình thành chất thải sẽ tốt hơn và chi phí thấp hơn nhiều so với chi phí bỏ ra xử lý hoặc loại bỏ chất thải thải sau khi nó đã được tạo ra. Bên cạnh đó, việc tạo ra nhiều chất thải thì khiến các công ty/doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều chi phí môi trường, chi phí xã hội, khắc phục các hậu quả sức khỏe cộng đồng.

Ở Việt Nam, ngành công nghiệp hoá chất đã có các bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên Ngành hóa chất cũng đã và đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và xã hội, trong đó tiềm ẩn những rủi ro, điều đó đòi hỏi hướng đi mới trong phát triển, sản xuất, tiêu dùng để đảm bảo phát triển bền vững. Các nghiên cứu cho thấy việc ngăn ngừa sự hình thành chất thải sẽ tốt hơn và chi phí thấp hơn nhiều so với chi phí bỏ ra xử lý hoặc loại bỏ chất thải thải sau khi nó đã được tạo ra. Bên cạnh đó, việc tạo ra nhiều chất thải thì khiến các công ty/doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều chi phí môi trường, chi phí xã hội, khắc phục các hậu quả sức khỏe cộng đồng.

Từ khóa: VOV, VOVworld, VOV5, UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, biến đổi Khí hậu và Môi trường UNDP, chuỗi cung ứng toàn cầu

Thể loại: Đời sống

Tác giả:

Nguồn tin: VOV5

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập