Hàng không, vận tải “ngắc ngoải” vì Covid-19, xin tiếp sức giải cứu
Cập nhật: 19/03/2020
VOV.VN -Hàng không, vận tải “ngắc ngoải” và liên tiếp chịu những “cú đấm bồi” của dịch Covid-19, rất cần giúp đỡ từ Chính phủ để khôi phục sản xuất kinh doanh.
Lĩnh vực vận tải chịu sự ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng nhất kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã kéo theo nhiều hệ lụy về kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Ngành hàng không và vận tải đang liên tiếp chịu những “cú đấm bồi” của dịch bệnh, khó khăn càng thêm chất chồng và cần có bàn tay can thiệt từ phía Chính phủ để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Các hãng hàng không Việt đã phải cắt giảm tần suất, dừng một số đường bay do lo ngại dịch COVID-19 đang bùng phát nhanh chóng trên diện rộng. |
Hàng không thiệt hại thê thảm
Tại báo cáo tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến các đơn vị trong ngành Giao thông Vận tải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, theo thống kê sơ bộ của các hãng hàng không, từ cuối tháng 1/2020, do ảnh hưởng của Covid-19, thị trường vận tải hàng không bắt đầu giảm mạnh và thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là khoảng hơn 30.000 tỷ đồng.
Tính đến nay, các hãng hàng không đã dừng, giảm tần suất hàng loạt chuyến bay. Cụ thể, các hàng hãng không đã cắt toàn bộ chuyến bay Trung Quốc, Hàn Quốc; cắt giảm 25% số chuyến bay Đài Loan (còn 172 chuyến/tuần so với 231 chuyến/tuần), trong đó các hãng Việt Nam cắt giảm 34% chuyến bay (còn 99 chuyến/tuần so với 151 chuyến/tuần cuối năm 2019).
Trên cơ sở số liệu vận chuyển cập nhật, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá trường hợp khả quan nhất, dịch bệnh được kiểm soát trước tháng 4/2020, tổng thị trường sẽ đạt 67 triệu khách, giảm 15,4% so 2019. Trong đó các hãng Việt Nam vận chuyển được 12,7 triệu khách quốc tế (giảm 28,3%) và 35,3 triệu khách nội địa (giảm 5,5%), tổng vận chuyển chỉ đạt 48 triệu khách (giảm 9,2% so cùng kỳ).
Thị trường vận tải hàng không bắt đầu giảm mạnh và thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là khoảng hơn 30.000 tỷ đồng. |
Trong trường hợp xấu hơn, dịch bệnh được kiểm soát trước tháng 6/2020, tổng thị trường chỉ đạt 61,2 triệu khách, giảm 22,6% so năm 2019. Trong đó các hãng Việt Nam vận chuyển được 10,4 triệu khách quốc tế (giảm 41,2%) và 35,3 triệu khách nội địa (giảm 5,5%), tổng vận chuyển chỉ đạt 45,7 triệu khách (giảm 17% so cùng kỳ).
Với lĩnh vực đường bộ, kể từ thời điểm xảy ra dịch, tình hình vận chuyển hành khách, hàng hóa tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều bị ảnh hưởng trực tiếp, các tiêu chí về lượt xe (xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, du lịch), sản lượng khách, vận tải hàng hóa, doanh thu đều giảm mạnh từ 40% đến 80% so với cùng kỳ năm 2019 cũng như trước khi có dịch.
Dịch bệnh Covid-19 cũng tác động sâu rộng đến ngành đường sắt khi phải dừng 152 chuyến tàu khách làm doanh thu sụt giảm khoảng 90 tỷ đồng. Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, đường sắt sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sản lượng và doanh thu vận tải hàng hóa sâu hơn.
Đường bộ cũng đang “ngắc ngoải”
Theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, sản lượng hành khách vận chuyển do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tính trong tháng 2 vừa qua đã sụt giảm mạnh nghiêm trọng.
Cụ thể, đối với vận tải hành khách liên tỉnh, khách đi xe giảm từ 40-50%; trong đó các bến Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm sản lượng giảm từ 30-40%; bến xe Nước Ngầm sản lượng giảm 65%; bến xe Yên Nghĩa sản lượng giảm 43%.
Đối với vận tải hành khách liên tỉnh, khách đi xe giảm từ 40-50%; trong đó các bến Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm sản lượng giảm từ 30-40%; bến xe Nước Ngầm sản lượng giảm 65%; bến xe Yên Nghĩa sản lượng giảm 43%. |
Riêng vận tải bằng xe taxi giảm từ 50-60%; vận tải xe hợp đồng (bao gồm cả xe công nghệ), du lịch giảm từ 70-80% do không còn xe hợp đồng đưa đón học sinh, nhiều lễ hội Xuân không tổ chức..., chủ yếu vận chuyển công nhân, khách du lịch phương Tây; vận tải hàng hóa giảm 30% so với cùng kỳ.
Nhằm tháo gỡ khó khăn, các đơn vị vận tải đề xuất cơ quan chức năng hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch hiệu quả (đặc biệt đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách đi xe); tìm đối tác, thị trường mới, qua đó tạo động lực phát triển hoạt động vận tải; xử lý tốt các tin đồn thất thiệt gây hưởng đến tâm lý người dân; kết hợp phát triển vận tải theo chuỗi các giải pháp kích cầu đầu tư của các ngành khác; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư trong lĩnh vực vận tải…
Cơ quan quản lý Nhà nước xem xét các giải pháp giãn, hoãn nợ, miễn giảm lãi vay, giảm chi phí cầu đường; giãn, hoãn thời gian nộp thuế, bảo hiểm xã hội...để giảm bớt gáng nặng cho doanh nghiệp vận tải; có kế hoạch, phương án đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phát triển hoạt động giao thông vận tải an toàn và bền vững khi hết dịch.
Các đơn vị vận tải cũng đề nghị cho phép được chủ động cắt giảm bớt số chuyến, không áp dụng việc xử lý vi phạm về sản lượng theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Thông tư 10/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 “thực hiện tối thiểu 70% tổng số chuyến xe trên các tuyến vận tải hành khách cố định của đơn vị theo biểu đồ chạy xe đã được phê duyệt”.
Kiến nghị giảm giá, thuế phí “cứu” doanh nghiệp
Với những khó khăn trên, Bộ GTVT đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ GTVT ban hành chính sách hỗ trợ giá dịch vụ hàng không cho các hãng hàng không Việt Nam.
Kiến nghị giảm giá, thuế phí “cứu” doanh nghiệp vận tải. |
Cụ thể, áp dụng chính sách giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa, dự kiến từ ngày 1/3 đến hết ngày 31/5/2020 và có thể điều chỉnh tùy theo diễn biến của dịch bệnh.
Cùng đó, cho phép áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá trong thời gian từ 1/3 đến hết ngày 31/5/2020 và có thể điều chỉnh tùy theo diễn biến của dịch bệnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thực hiện giảm giá cho các hãng hàng không và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khác.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì xem xét hỗ trợ miễn thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong thời hạn 3 tháng.
Trường hợp cân đối ngân sách gặp khó khăn, Bộ GTVT đề nghị thực hiện chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đồng thời cho phép các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách.
Mặt khác, Bộ GTVT cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giảm giá điều hành đối với các đoàn tàu bị ảnh hưởng bởi dịch để duy trì các đoàn tàu trên các tuyến./.
Vietnam Airlines tạm dừng đường bay đi Nga và Đài Loan
Vietnam Airlines tạm dừng 2 đường bay đi Pháp và Malaysia
Vietnam Airlines chưa dừng bay, vẫn đưa khách từ châu Âu về Việt Nam
Từ khóa: COVID-19, dừng đường bay, thị trường vận tải hàng không, giá dịch vụ hàng không, ảnh hưởng dich covid
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN