Hà Nội: Triệt phá ổ tín dụng đen lớn nhất từ trước tới nay
Cập nhật: 25/09/2019
Ông Lê Thanh Vân khai lý do nhận tiền cảm ơn "cho họ vui", không đòi hỏi
Bộ Công an đề xuất xây dựng công an 3 cấp, không tổ chức Công an cấp huyện
Cơ quan điều tra xác định, đối tượng cầm đầu đường dây này là Triệu Đình Hoan (SN 1979, trú tại Hà Đông, Hà Nội).
Triệu Đình Hoan thành lập công ty chuyên xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính, hoạt động cấp tín dụng… Thực tế, công ty do Hoan điều hành là tổ chức núp bóng doanh nghiệp để cho vay nặng lãi.
Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP Hà Nội vừa triệt phá ổ nhóm núp bóng doanh nghiệp tổ chức cho vay nặng lãi, bắt giữ 11 đối tượng, thu giữ hơn 11 tỷ đồng.
Theo đó, cơ quan điều tra xác định, đối tượng cầm đầu đường dây này là Triệu Đình Hoan (SN 1979, trú tại Khu đô thị Văn Quán, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội). Hoan từng có 1 tiền án về tội “Vi phạm quy định điều khiển phương tiện về giao thông đường bộ”.
Các đối tượng bị bắt giữ. |
Tài liệu điều tra cho thấy, năm 2010, Hoan mở Công ty Cổ phần đầu tư Hải Linh (Công ty Hải Linh), giữ chức danh là Chủ tịch HĐQT. Ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty này là các lĩnh vực xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính, hoạt động cấp tín dụng.
Hoan giao em gái là Triệu Thị Hạnh (SN 1985, trú tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) làm thủ quỹ; tuyển Nguyễn Thị Là (SN 1983, trú tại xã Đội Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) làm kế toán, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (SN 1981, trú tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), Nguyễn Huy Tiến (SN 1990, trú tại xóm Chùa, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Đặng Đình Đạt (SN 1989, trú tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) là nhân viên.
Công ty Hải Linh do Hoan điều hành thực chất là tổ chức núp bóng doanh nghiệp để cho vay nặng lãi. Khách hàng của Hoan chủ yếu là các doanh nghiệp, cá nhân vay với mục đích đáo nợ ngân hàng. Tỷ lệ lãi suất Hoan cho vay từ 2.000-5.000 đồng/triệu/ngày. Các khách hàng muốn vay tiền đều do Hoan trực tiếp thẩm định bằng cách xem tài sản thế chấp, hoặc những giấy tờ có giá trị của doanh nghiệp như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ô tô…
Khách vay chỉ cần ghi thông tin cá nhân trong giấy tờ do Hoan soạn sẵn, nhưng không ghi tiền lãi suất và thống nhất cứ 10 ngày khách phải đóng lãi một lần. Nếu khách không trả đúng kỳ hạn, Hoan sẽ cộng dồn số tiền lãi vào tiền gốc và tiếp tục tính lãi của số tiền mới.
Hàng ngày, Hoan đến công ty yêu cầu Hạnh và Là thống kê những khách đã đến ngày trả lãi. Sau đó, các thông tin này sẽ được chuyển đến cho Đạt, Tiến xử lý. Trong trường hợp khách không trả được tiền lãi hoặc gốc thì Đạt và Tiến sẽ báo lại cho Hoan để Hoan chỉ đạo đòi nợ bằng cách gọi điện, nhắn tin hoặc chửi bới, đe dọa, thậm chí đến tận công ty thúc ép.
Hoan trả lương cho Hạnh và Là 20 triệu đồng/tháng; Tiến và Đạt được trả lương 15 triệu đồng/tháng. Nguyễn Thị Hồng Hạnh được Hoan trả theo tỉ lệ phần trăm khách hàng đến vay.
Đến tháng 3/2018, Nguyễn Thị Hồng Hạnh tách ra làm riêng cùng nhóm Đào Thùy Linh (SN 1983, trú tại phường Cống Vị, quận Ba Đình), Nguyễn Quang Huy (SN 1984) hiện ở Chung cư Huyndai, phường Hà Cầu, quận Hà Đông), Đỗ Mạnh Thắng (SN 1988, trú tại phường Phú Thịnh, TX Sơn Tây, Hà Nội) và Nguyễn Đức Thắng (SN 1972) hiện ở phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm).
Cơ quan công an thu giữ tang vật của ổ nhóm này gồm hơn 11 tỷ đồng; 3 chiếc Mercerdes Benz các loại; 1 bộ máy tính cùng giấy tờ, sổ sách có liên quan đến hành vi cho vay nặng lãi cùng nhiều điện thoại di động các loại...
Cho vay nặng lãi qua mạng internet, thu lãi hơn 2 tỷ đồng
Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) vừa ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với 6 đối tượng về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Các đối tượng bị tạm giữ gồm: Trần Văn Quý (SN 1988, trú tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội), Đỗ Quý Tín (SN 1993, trú tại phường Giáp Nhất, quận Thanh Xuân), Nguyễn Tiến Dũng (SN 1989), Nguyễn Văn Hoàng (SN 2000), Đào Xuân Thắng (SN 1990), cùng trú tại phường Thái Thịnh, quận Đống Đa và Phạm Hồng Sơn (SN 1996, trú tại phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Trước đó, khoảng 16h ngày 25/1, khi các đối tượng trong nhóm này đang thu tiền của chị Phùng Thị K. (trú tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm) thì bị Công an quận Nam Từ Liêm phát hiện, bắt giữ.
Quá trình điều tra xác định, trong khoảng thời gian từ tháng 3/2018 đến nay, nhóm của Đào Xuân Thắng, Trần Văn Quý, Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Quý Tín, Nguyễn Văn Hoàng và Phạm Hồng Sơn đã hoạt động cho vay nặng lãi bằng cách mở các cửa hàng cầm đồ và cho thuê xe tự lái.
Bên cạnh đó, các đối tượng đã mua tài khoản quản lý cho vay, thu hồi nợ trên trang mạng internet để quảng cáo, quản lý cho vay lãi nặng trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm các quận Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Ba Đình và Nam Từ Liêm.
Những người có nhu cầu vay tiền, khi liên hệ gặp các đối tượng phải cung cấp giấy tờ tùy thân và viết giấy vay tiền. Các đối tượng cho người vay với số tiền từ 5-200 triệu đồng. Nếu người vay 10 triệu đồng thì được cầm về 8 triệu đồng, phải nộp luôn tiền lãi là 2 triệu đồng. Sau đó, trong vòng 30 ngày người vay phải nộp đủ tiền là 10 triệu đồng.
Công an quận Nam Từ Liêm làm rõ, nhóm đối tượng này quản lý một trang mạng internet cho 626 người vay với tổng số tiền gần 11 tỷ đồng, đã thu lãi được gần 2,2 tỷ đồng, trong đó tại địa bàn quận Nam Từ Liêm có 41 người đã vay của các đối tượng này./.
Từ khóa: tín dụng đen, vay nặng lãi, đường dây tín dụng đen, cơ quan công an, cảnh sát điều tra,
Thể loại: Giáo dục
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN