Hà Nội tiếp tục điều chuyển luồng tuyến, không vì “nhóm lợi ích” nào
Cập nhật: 23/03/2020
VOV.VN - TP. Hà Nội vừa đề nghị Bộ GTVT thống nhất sắp xếp, điều chuyển hơn 50 tuyến xe Hà Nội-Ninh Bình từ bến xe Mỹ Đình về bến Giáp Bát và Yên Nghĩa.
TP. Hà Nội vừa đề nghị Bộ GTVT thống nhất phương án sắp xếp, điều chuyển hơn 50 tuyến xe Hà Nội-Ninh Bình từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Giáp Bát, Yên Nghĩa.
Theo đó, Hà Nội sẽ điều chuyển nốt 50 chuyến/ngày của tuyến Hà Nội-Ninh Bình có hành trình trên Quốc lộ 1A vào thành phố Hà Nội từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Giáp Bát.
TP. Hà Nội vừa đề nghị Bộ GTVT thống nhất phương án sắp xếp, điều chuyển hơn 50 tuyến xe Hà Nội-Ninh Bình từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Giáp Bát, Yên Nghĩa. |
Điều 3 chuyến/ngày của tuyến bến xe Mỹ Đình-bến xe Nho Quan (chuyển từ bến xe Mỹ Đình về bên xe Yên Nghĩa) đi theo hướng đường Hồ Chí Minh từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Yên Nghĩa; điều chuyển 1 chuyến/ngày của tuyến bến xe Nước Ngầm-bến xe Kim Sơn từ bến xe Nước Ngầm về bến xe Giáp Bát.
Thời gian thực hiện điều chuyển được phía Hà Nội thực hiện bắt đầu từ ngày 20/7 tới đây.
Theo ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, chủ trương điều chuyển luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh trên địa bàn thành phố Hà Nội theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải đã được Ủy ban Nhân dân thành phố triển khai nghiên cứu và lên phương án từ đầu năm 2016 và được tiến hành chuẩn bị kỹ trong một thời gian dài.
“Việc điều chuyển luồng tuyến vận tải nằm trong kế hoạch chung của thành phố, góp phần giảm ùn tắc giao thông, không vì bất cứ một nhóm lợi ích nào,” Chủ tịch Chung quả quyết.
Hà Nội sẽ tiếp tục cơ cấu lại các tuyến thuộc các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa giữa 2 bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm theo nguyên tắc các tuyến của 1 tỉnh về 1 bến xe; tuyến có cự ly ngắn về bến xe Giáp Bát, cự ly dài về bến xe Nước Ngầm đảm bảo khả năng tiếp nhận của bến xe; tổ chức giao thông khu vực bến xe Nước Ngầm, Mỹ Đình...
Các xe được điều chuyển từ Mỹ Đình về bến Nước Ngầm đã cơ bản hoạt động ổn định. |
Trước đó, UBND TP. Hà Nội đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong đó nhấn mạnh việc điều chuyển luồng tuyến là theo đúng quy hoạch, không vì bất cứ một nhóm lợi ích nào và sẽ tiếp tục cơ cấu lại các tuyến theo nguyên tắc mỗi tỉnh về một bến xe.
Ngoài ra, thành phố làm tiếp điều chuyển tuyến vận tải hành khách Hà Nội-Ninh Bình theo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải (điều chuyển 50 chuyến từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Giáp Bát) đồng thời triển khai đầu tư các bến xe khách liên tỉnh theo đúng quy hoạch và kế hoạch, tiếp tục tổ chức, sắp xếp hợp lý, khoa học các luồng tuyển vận tải hành khách liên tỉnh theo định hướng quy hoạch giao thông vận tải.
Tại buổi đối thoại giữa Bộ Giao thông Vận tải, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội với các doanh nghiệp vận tải trong diện điều chuyển luồng tuyến vào ngày 1/3, nhiều doanh nghiệp thừa nhận, lượng khách quá ít khi xuất bến Nước Ngầm trong đó nguyên nhân chính là do trùng luồng tuyến vận tải; xe hợp đồng, “xe dù bến cóc” đã “nuốt” trọn toàn bộ lượng khách giữa các bến dẫn đến các nhà xe đứng trước nguy cơ phá sản.
Nhiều đơn vị vận tải cũng đánh giá, việc điều chuyển là cơ hội cho ‘xe dù bến cóc’ trá hình hoạt động đặc biệt là đón trả khách tại nhà, không có bến cố định, trong khi doanh nghiệp vận tải kinh doanh chịu các chi phí bến bãi thì ‘xe dù’ không mất một đồng nào. Nếu loại hình dịch vụ này liên tục phát triển nhanh chóng thì ai còn đi xe khách./.
Từ khóa:
Thể loại: Xã hội
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN