Giáp Tết, “nóng” đổi tiền lẻ trước cổng chùa
Cập nhật: 12/01/2020
Phiên chứng khoán chiều qua: Thị trường tăng nhẹ, giao dịch quanh mốc 1230 điểm (26/11/2024)
Hà Nội tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh y, dược vi phạm (26/11/2024)
VOV.VN - Càng sát Tết Nguyên đán Canh Tý, dịch vụ đổi tiền lẻ càng nóng, không chỉ đến ngân hàng mà người dân còn đổ ra cổng chùa để đổi tiền, bất chấp phí cao.
Tết năm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục không in mới tiền mệnh giá nhỏ (dưới 10.000 đồng). Điều này khiến dịch vụ đổi tiền lẻ ở Hà Nội càng gần Tết càng "nóng". Nhu cầu cao là cơ hội "vàng" để nhiều người "hét" phí đổi tiền lên cao ngất.
Trên "chợ đen", dù đã có lệnh cấm đổi tiền lẻ, tiền mới hưởng phí, hoa hồng nhưng dịch vụ này vẫn nở rộ. Đặc biệt, trước cổng chùa, hoạt động càng rầm rộ và công khai với mức phí lên đến 20 - 30%.
Trước cổng chùa, nhiều điểm công khai bày tiền lẻ, mời gọi khách đổi với mức chênh lệch cao. |
Quanh Phủ Tây Hồ, ghi nhận của PV cho thấy, hầu hết các cửa hàng bán đồ lễ trước cổng Phủ luôn có dịch vụ đổi tiền lẻ bày công khai. Các hộp kính đựng rất nhiều tiền lẻ được chủ cửa hàng để ở vị trị thuận lợi, dễ nhìn nhất, dường như không hề lo sợ bị cơ quan chức năng kiểm tra, tịch thu và xử phạt.
Mức phí đổi tiền ở đây khá đồng đều: Với mệnh giá 1.000 - 2.000 đồng, các chủ kinh doanh áp mức phí chung là “10 ăn 8” (tức đổi 10.000 đồng, khách nhận về 8.000 đồng), mệnh giá 500 đồng là “10 ăn 7” (tức đổi 10.000 đồng nhận về 7.000 đồng).
Nhiều đầu mối khẳng định muốn đổi bao nhiêu cũng có, với các mệnh giá từ 500 đồng đến 5.000 đồng, mệnh giá càng thấp thì mức phí đổi càng cao.
Tiền lẻ loại nào cũng có, càng mệnh giá thấp thì phí đổi càng cao. |
Trước cổng Chùa Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) dịch vụ này cũng diễn ra tương tự. Tuy nhiên, điểm khác là không công khai, khi thấy có khách, các chủ cửa hàng bán đồ lễ mới mang ra cả tệp tiền lẻ được buộc sẵn dây chun ra chào mời. Mức phí mà khách hàng phải chịu vẫn dao động từ 20 đến 30%, những đồng tiền mệnh giá càng thấp mức phí càng cao.
Khi được hỏi tại sao biết cấm mà vẫn làm, một chủ cửa hàng cho biết: “Cũng biết là bị cấm nên các chủ cửa hàng ở đây không ai bày bán hay mời chào khách công khai, chỉ những người thật sự cần thì chúng tôi mới phục vụ”.
Tương tự, tại một số địa điểm như chùa Trấn Quốc, Quán Thánh… hoạt động đổi tiền lẻ vẫn đang diễn ra nhưng kém sôi động hơn. Tuy vậy, nhiều người cho biết, chỉ một vài ngày nữa thì dịch vụ ở đây sẽ "nóng" dần lên.
Tết Canh Tý 2020: Ngân hàng tiếp tục không in tiền lẻ
Từ khóa: đổi tiền lẻ, đổi tiền lẻ phí cao, dịch vụ đổi tiền lẻ, Tết Nguyên đán Canh Tý
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN