Giải cứu những đứa trẻ là “nhân chứng sống” của bạo lực gia đình
Cập nhật: 25/09/2019
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự lễ công bố huyện Phù Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới
Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm dịp Tết Nguyên đán 2025
VOV.VN - Trẻ em trở thành “nhân chứng sống” của bạo lực gia đình có thể sẽ lặp lại chính những hành động bạo lực đó.
Bạo lực gia đình là vấn đề xảy ra trên toàn cầu. Ngay tại Mỹ, các nghiên cứu cho thấy, hàng triệu trẻ em tuổi từ 3-17 là nạn nhân gián tiếp của bạo lực gia đình mỗi năm. 95% trong số các bạo lực gia đình tại Mỹ, phụ nữ là nạn nhân của người chồng.
Tại Việt Nam, vụ chồng đánh vợ dã man ở Bắc Kạn hay ở Long Biên (Hà Nội) vừa qua đã làm dư luận dậy sóng phẫn nộ. Các vụ việc khiến người ta phải nhìn lại các giá trị đạo đức lối sống, và điều đáng quan ngại hơn là việc những đứa trẻ tận mắt chứng kiến bố hành hung mẹ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý và phát triển thế nào.
“Nhân chứng sống”
Điều này có nghĩa là việc trẻ em phải chứng kiến tận mắt các hành vi bạo lực thân thể hay lạm dụng tình dục. Là việc trẻ phải nghe tận tai những lời lẽ đe dọa, âm thanh của hành động bạo lực. Là việc trẻ phải nhìn thấy hậu quả của bạo lực là máu, vết bầm tím hay các vật dụng bị đập vỡ, xé vụn. Và cuối cùng, là việc trẻ nhận thức được bầu không khí căng thẳng trong gia đình, thấy sự sợ hãi của người mẹ và cảm nhận được cơn thịnh nộ của người cha.
GS.TS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện nghiên cứu Giới và Phát triển, Chủ tịch Quỹ Văn hiến Việt Nam cho biết, ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến tâm lý và sự phát triển của trẻ em không phải là điều lo ngại mà là thực tế. Cả thế giới và Việt Nam đã nghiên cứu từ lâu, với kết luận rằng bạo lực gia đình sẽ ảnh hưởng đến hình thành nhân cách của trẻ nhỏ.
GS.TS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện nghiên cứu Giới và Phát triển, Chủ tịch Quỹ Văn hiến Việt Nam |
“Trong nhiều nghiên cứu của thế giới đã kết luận, khi bé trai chứng kiến bạo lực gia đình từ bé, thì ban đầu trẻ sẽ hoảng hốt. Nhưng về sau trẻ sẽ hình thành thói quen ứng xử với người vợ sau này. Còn với bé gái, thì trở nên nhút nhát, mất tự tin và lo sợ trước về cuộc đời sau này. Tất cả những gì trẻ chứng kiến sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới cuộc đời sau này”, GS.TS Lê Thị Quý nói.
Theo các nghiên cứu, những đứa trẻ sống trong môi trường bạo lực gia đình sẽ luôn thấy sợ hãi và lo lắng. Những đứa trẻ không bao giờ cảm thấy an toàn cho bản thân mình và những người bị bạo hành trong gia đình. Giới chuyên gia tâm lý, những đứa trẻ này có thể trông ổn ở bên ngoài, nhưng bên trong các em phải chịu sự đau đớn khủng khiếp về tinh thần và đôi là thể xác nếu chính các em trở thành nạn nhân của bạo lực.
PGS.TS Trần Thành Nam (Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội) cảnh báo: “Các đoạn video, các bộ phim còn phải “gắn mác tuổi” để kiểm soát đối tượng xem là trẻ nhỏ. Nhưng khi trẻ em trực tiếp chứng kiến thì còn nghiêm trọng hơn rất nhiều... Giống như bạo hành tinh thần trẻ nhỏ, khiến trẻ nhỏ có những hành vi giống như vậy với những người xung quanh với đồ chơi, bạn bè của mình...”.
Bạo lực gia đình đang gia tăng?
Dư luận vừa qua liên tiếp chứng kiến các vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng, khi người chồng không ngần ngại đánh chửi, đánh vợ với những đòn như trời giáng ngay trước mặt con thơ. Đáng nói hơn, những vụ việc này lại diễn ra trong các gia đình hiện đại. Điều này xảy ra khi kinh tế phát triển mạnh, trong khi phát triển xã hội không theo kịp.
“Chúng ta mở cửa thị trường để thúc đẩy kinh tế, các nền văn hóa giao lưu với nhau mang theo những mặt tích cực và cả tiêu cực. Chúng ta không chuẩn bị kỹ và thành tiếp thu hết, tiếp thu không chọn lọc làm sói mòn truyền thống dân tộc”, GS.TS Lê Thị Quý phân tích.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là cha mẹ nhân từ, con cái hiếu thảo, anh em như thể chân tay, vợ chồng chung thủy... Nhưng những giá trị này bị bào mòn trước sóng gió của kinh tế thị trường và các trào lưu văn hóa xa lạ ập vào. Con người khi họ giàu lên nhưng lại không có nền tảng giá trị thì họ sẽ hành xử không đẹp.
PGS.TS Trần Thành Nam (Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội) |
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, bạo lực gia đình cũng có thể bắt nguồn từ áp lực công việc, stress dẫn đến những suy nghĩ và hành động thiếu kiểm soát... mà chính bản thân bố mẹ cũng không biết rằng hành động của mình giống như bạo hành tinh thần với con trẻ: “Trong trường hợp bạo lực gia đình nghiêm trọng, kéo dài gây ảnh hưởng tới tâm sinh lý phát triển của trẻ nhỏ thì phải cách ly trẻ con với với bố mẹ”.
Cả hai chuyên gia đồng tình với việc, những người chuẩn bị làm cha làm mẹ phải được tư vấn hay tham gia các khóa học để chuẩn bị sẵn sàng đảm nhận vai trò mới này.
Với các gia đình đã xảy ra tình trạng bạo lực, điều đầu tiên chính là các bậc cha mẹ nhìn lại bản thân mình, ngồi xuống nói chuyện để trẻ hiểu và nhận thức được hành vi sai trái. Ngay từ bây giờ, gia đình cần phải dùng tình yêu thương để xóa đi những ảnh hưởng từ bạo lực./.
Phẫn nộ clip chồng đánh vợ mới sinh con phải nhập viện
Bạo lực gia đình biến tổ ấm trở thành nơi nguy hiểm
Từ khóa: bạo lực gia đình, võ sư đánh vợ, trẻ chứng kiến bố hành hung mẹ, đánh vợ đang bế con nhỏ, hành hung vợ con
Thể loại: Xã hội
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN