Gia tăng bệnh viêm dạ dày ở trẻ em
Cập nhật: 22/01/2021
Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa (30/11/2024)
Những dự án mới kích cầu du lịch xuân Ất Tỵ 2025 tại thành phố HCM (29/11/2024)
[VOV2] - Theo khảo sát của cuộc điều tra dịch tễ học năm 2016, có đến 40% trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP và con số này không ngừng gia tăng qua các năm.
Thời gian gần đây, thấy con trai thường kêu đau bụng rồi đói và ăn liên tục, anh Nguyễn Đỗ Hòa ở phố Trung Kính, Hà Nội cho rằng con đang tuổi ăn tuổi lớn nên nhu cầu ăn tăng lên. Lâu ngày thấy con vẫn kêu đau bụng, ăn nhiều nhưng không lên cân, vợ chồng anh Hòa mới quyết định đưa con đi khám. “Bác sĩ kết luận con bị viêm loét dạ dày, vết loét sâu và rộng do gia đình để lâu không cho con đi khám sớm” – Anh Nguyễn Đỗ Hòa chia sẻ.
Ngạc nhiên hơn, con trai anh Hòa vị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP trong khi cả nhà không ai bị cả. Ths.Bs Nguyễn Thị Hồng Nhân, Trưởng khoa Nhi tiêu hóa, dinh dưỡng, truyền nhiễm, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cho biết có khoảng 70% dân số ở nước ta nhiễm vi khuẩn HP nên việc trẻ bị viêm dạ dày do bị nhiễm vi khuẩn HP như con anh Hòa không phải là hiếm, cá biệt có trường hợp trẻ mới 2 tuổi đã bị viêm dạ dày. “Thói quen mớm thức ăn, thổi phù phù đồ ăn khi bị nóng, hôn trực tiếp vào môi trẻ, chăm sóc trẻ mất vệ sinh… là con đường lây truyền virus HP chủ yếu cho trẻ” – Ths.BS Nguyễn Thị Hồng Nhân chỉ rõ. Ngoài ra, áp lực học hành cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm dạ dày.
Nếu như ở người lớn, biểu hiện của bệnh viêm dạ dày là bị đau ở vùng thượng vị thì ở trẻ, dấu hiệu này thường mơ hồ. Trẻ có biểu hiện đau ở vùng quanh rốn, ợ hơi, ợ chua, nôn hoặc đi đại tiện phân đen… Để chẩn đoán trẻ bị viêm dạ dày, các bác sĩ sẽ hỏi bố mẹ các triệu chứng trên để loại trừ, nếu trẻ bị đau kéo dài không rõ nguyên nhân thì sẽ được chỉ định làm nội soi. Ths.BS Nguyễn Thị Hồng Nhân cho rằng, nội soi ở trẻ em thì nên gây mê. Thuốc gây mê bây giờ an toàn hơn, không ảnh hưởng đến trí não, chỉ 5-15 phút trẻ có thể tỉnh giấc mà không bị đau đớn hay ám ảnh gì. Để điều trị khỏi bệnh viêm dạ dày, cha mẹ nên tuân thủ lịch khám và điều trị của bác sĩ, kiêng cho trẻ sử dụng đồ ăn cay, chua…
Bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP chủ yếu lây qua đường ăn uống nên cha mẹ cho trẻ ăn bát đũa riêng, không mớm thức ăn hay thổi vào đồ ăn của con, khi hôn trẻ thì hít vào chứ không nên phả hơi thở của mình vào miệng của bé. Quan trọng nhất là người mẹ nên rửa tay diệt khuẩn trước khi cho trẻ ăn và chăm sóc trẻ.
Từ khóa: viêm dạ dày, ợ chua, ợ hơi, đau thượng vị, Ths.Bs Nguyễn Thị Hồng Nhân, nội soi, đau quanh rốn
Thể loại: Đời sống
Tác giả:
Nguồn tin: VOV2