Giá cà phê xuất khẩu xu hướng giảm
Cập nhật: 21/03/2020
Nhà máy vắc xin VNVC 2.000 tỷ đồng được tập đoàn hàng đầu thế giới thiết kế
Dự án hơn 7.200 tỷ của Cần Thơ đang chi trả tiền bồi thường cho người dân
VOV.VN - Xu hướng giảm giá cà phê xuất khẩu được dự báo sẽ tiếp tục trong thời gian tới do nguồn cung dư thừa, trong khi nhu cầu vẫn ở mức thấp.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá cà phê trong nước 10 ngày đầu tháng 9 tiếp tục giảm và duy trì ở mức thấp. Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5%, trong 10 ngày đầu tháng 9 tại cảng ở TP HCM giao dịch ở mức 1.401 USD/tấn, trừ lùi 90 USD/tấn, giảm 0,8% so với ngày 31/8.
Xu hướng giảm giá cà phê xuất khẩu được dự báo sẽ tiếp tục trong thời gian tới do nguồn cung dư thừa, trong khi nhu cầu vẫn ở mức thấp. Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới lại sắp bước vào niên vụ cà phê 2018 – 2019. Theo khảo sát của Bloomberg, sản lượng cà phê tại 4 tỉnh của khu vực Tây Nguyên chiếm hơn 90% sản lượng cà phê của Việt Nam, dự kiến sẽ tăng khoảng 4% so với niên vụ trước đó.
Xuất khẩu cà phê tháng 8 đạt 153,3 nghìn tấn, trị giá 282,16 triệu USD. |
Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo, các doanh nghiệp và người nông dân cần theo dõi sát tình hình biến động và giá cà phê toàn cầu để cân nhắc trong việc dự trữ cà phê, nhất là khi Việt Nam sắp bước vào vụ thu hoạch mới.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 8 đạt 153,3 nghìn tấn, trị giá 282,16 triệu USD, tăng 15,5% về lượng và tăng 13,0% về trị giá so với tháng 7, tăng 59,5% về lượng và tăng 25,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế 8 tháng năm 2018, xuất khẩu cà phê đạt 1,33 triệu tấn, trị giá 2,54 tỷ USD, tăng 16,6% về lượng, nhưng giảm 1,5% về trị giá so với 8 tháng năm 2017.
Đáng chú ý, trong tháng 8, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Đức tăng 147,3% về lượng và tăng 86,3% về trị giá so với tháng 8/2017, đạt 20,8 nghìn tấn, trị giá 36 triệu USD. Lũy kế 8 tháng năm 2018, xuất khẩu cà phê sang Đức tăng 12,3% về lượng, nhưng giảm 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, đạt 177 nghìn tấn, trị giá 319,3 triệu USD.
Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế, nhập khẩu cà phê của Đức 6 tháng đầu năm 2018 đạt 606.481 tấn, trị giá 1,79 tỷ USD, giảm 1,2% về lượng và giảm 10,4% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2017. Trong đó, Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 2 tại Đức, đứng sau Brazil. Nửa đầu năm 2018, nhập khẩu cà phê của Đức từ Brazil giảm 9,3% về lượng, trong khi từ Việt Nam chỉ giảm 1,3%. Thị phần cà phê của Brazil tại Đức giảm từ 29% trong tổng lượng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2017, xuống còn 26,6% trong 6 tháng năm 2018, trong khi thị phần của Việt Nam giảm nhẹ từ mức 25,4% xuống còn 25,3%.
Việt Nam mặc dù đang chiếm lợi thế là nhà cung cấp cà phê lớn thứ 2 tại Đức, song giá nhập khẩu bình quân cà phê từ Việt Nam duy trì ở mức thấp nhất trong các nước cung cấp chính. Nửa đầu năm 2018, giá nhập khẩu bình quân cà phê từ Việt Nam đạt 1.908 USD/tấn, thấp hơn so với các thị trường khác do Việt Nam chủ yếu cung cấp cà phê Robusta nhân xô.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, tiêu thụ cà phê tại Đức sẽ duy trì ổn định trong dài hạn nên đây vẫn là thị trường hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu. Chính vì vậy, các nhà cung cấp cà phê nhỏ hơn đang tìm kiếm cơ hội lớn trên thị trường cà phê đặc sản. Tại phân khúc này, các nhà cung cấp cạnh tranh nhau về chất lượng và các mối quan hệ đối tác dài hạn hơn là về giá./.
Nhiều diện tích cà phê tái canh ở Buôn Ma Thuột cho hiệu quả cao
Vỏ cà phê đắt gấp 5 lần hạt cà phê
Từ khóa:
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN