EVN: Ghi sai số điện, khách hàng và ngành điện đều không có lợi ích gì
Cập nhật: 15/07/2020
Người trồng hoa ở "thủ phủ" hoa lay ơn của Quảng Ngãi lo mất Tết
250 gian hàng trưng bày tại Hội chợ xuân 2025 thành phố Đà Nẵng
VOV.VN - Chỉ có khoảng 0,58% công tơ điện có sai số ngoài tỷ lệ cho phép nhưng đã được giải đáp, bồi hoàn cũng như truy thu tiền điện thỏa đáng.
Thắc mắc về chất lượng và chỉ số công tơ điện liên quan đến tiền điện sinh hoạt tăng cao, là chủ đề được bàn luận sôi nổi tại Tọa đàm “Câu chuyện Chỉ số công tơ và hóa đơn tiền điện tăng cao” do Câu lạc bộ Truyền thông số tổ chức chiều 14/7 tại Hà Nội.
0,58% công tơ điện có sai số
Theo ôngBùi Trung Dũng, Vụ Đo lường thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, qua những đợt kiểm tra việc ghi chỉ số công tơ và tính hóa đơn tiền điện đãghi nhận khoảng hơn 1.000 trường hợp yêu cầu kiểm tra công tơ. Tuy nhiên, sau khi đưa về các trung tâm kiểm tra, hầu hết các công tơ điện này đều đạt tỷ lệ sai số cho phép. “Chỉ có 6 công tơ (chiếm khoảng 0,58%) cho sai số lớn, nhưng đến nay ngành điện cũng đã có giải đáp, thực hiện hoàn tiền, thu tiền với những trường hợp này”, ông Dũng cho biết.
Ông Dũng cũng cho hay, công tơ điện là phương tiện đo lường quan trọng và phải kiểm soát chặt chẽ. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đã xây dựng hệ thống các tổ chức kiểm định gồm các doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị thuộc hệ thống quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng, các đơn vị trực thuộc các Tổng công ty Điện lực.
Công nhân ngành điện kiểm tra hoạt động của các công tơ điện. |
Và hoạt động kiểm định này phảituân thủ các điều kiện về độc lập, khách quan đã được cụ thể hóa tại Nghị định 105 của Chính phủ, quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiệnđo, chuẩn đo lường và Luật Đo lường.
Theo lý giải của ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tại miền Bắc, tiền điện sinh hoạt trong các tháng cao điểm như tháng 5, tháng 6 và tháng 7 thường tăng đột biến do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết. Chỉ tính riêng tháng 6/2020 điện sinh hoạt đã tăng 12,84% so với cùng kỳ và riêng so với tháng 5/2020, tăng tới 18,12%. “Mức sử dụng điện tăng cao đã mang tính quy luật nhưng theo nhận định của EVN, sản lượng điện trong tháng 7 hàng năm mới là lớn nhất”, ông Dũng cho biết.
Đối với một số trường hợp ghi chỉ số công tơ điện sinh hoạt như đã từng xảy ra trong thời gian qua, Trưởng ban Kinh doanh EVN cho rằng, trong bất cứ trường hợp nào có yêu cầu phúc tra, ngành điện đều thực hiện ngay để đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Trước khi kiểm tra, điện lực các địa phương đều có đề cương và rà soát toàn bộ quy trình ghi chỉ số.
“Đứng ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi cũng rất cũng muốn biết sai sót này do nguyên nhân nào, thiếu sót ở đâu. Thứ nữa, việc kiểm tra để xem công tơ điện có được vận hành theo đúng quy trình Luật Điện lực và Luật Đo lường hay không. Tất cả những vấn đề này sẽ có cơ quan kiểm định, xem xét việc giải quyết các kiến nghị của khách hàng. Về mặt quy trình, quá trình kiểm tra chỉ số điện đều thực hiện theo đúng luật điện lực cũng như Nghị định 137 của Bộ Công Thương”, ông Nguyễn Quốc Dũng nêu rõ.
Ghi sai số điện không ai hưởng lợi
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Quốc Dũng, việc ghi chỉ số công tơ điện dù có thiết bị hỗ trợ hay không đều được thao tác bởi những công nhân ngành điện, nên đôi khi sai sót có thể xảy ra và đó là sai sót không mong muốn. Ghi chỉ số công tơ sai có thể làm tiền điện của khách hàng tăng lên hoặc giảm đi, dẫn tới việc hoàn trả lại tiền hoặc truy thu số tiền điện còn thiếu. Như thế, khách hàng và ngành điện đều không có lợi ích gì từ việc ghi sai chỉ số mà chỉ làm phát sinh thêm các công đoạn khác.
Bình luận về những khiếu nại liên quan đến tiền điện cũng như chỉ số công tơ điện trong thời gian qua, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, mỗi năm, Hội vẫn tiếp nhận và xử lý từ 1.500-2000 đơn khiếu nại, trong đó có nhiều khiếu nại liên quan đến tiền điện. Tuy nhiên, gần đây khi ngành điện đã thành lập Trung tâm chăm sóc khách hàng nên các thắc mắc của khách hàng về lĩnh vực điện năng đã giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, đứng ở góc độ là Hội bảo vệ người tiêu dùng, mỗi khi nhận được khiếu nại, Hội cũng đã trao đổi với các khách hàng có phản ánh. Đồng thời, Hội cũng tham gia các đoàn kiểm tra việc đọc, ghi chỉ số công tơ điện.
“Qua quá trình kiểm tra, Hội xác nhận, do thời tiết nắng nóng, lượng điện sử dụng nhiều hơn nên tiền điện có tăng và đa phần người tiêu dùng đều thống nhất cách giải thích của ngành điện, cơ quan kiểm định chất lượng về quá trình hoạt động của công tơ diển ra bình thường, đạt tiêu chuẩn. Ở những công tơ điện có chỉ số vượt ngưỡng, ngành điện cũng sẽ có các bước cảnh báo để kiểm tra lại”, ông Hùng nói.
Nhận xét về cách tính giá điện hiện nay của EVN, ông Hùng cho rằng, EVN là doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm túc các biểu giá điện được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương ban hành, với mong muốn làm thế nào để mang đến cho người dân sự hài lòng nhất. Vì thế, dù biểu giá điện có là 1 mức giá hay nhiều mức giá để người dân lựa chọn, ngành điện vẫn cần công khai, minh bạch để làm hài lòng người dân. Biểu giá thế nào, cách tính ra sao khi đã được Thủ tướng quyết định, EVN cần nghiêm túc thực hiện đúng./.
Từ khóa: tiền điện, hóa đơn điện, công tơ điện, đọc chỉ số công tơ điện, công tơ điện chạy sai
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN