Dùng chỉ số cơ giới hóa đánh giá giảm phát thải trong sản xuất lương thực

Cập nhật: 24/08/2024

VOV.VN - Chiều 23/8, tại TP.HCM diễn ra tọa đàm “thực trạng và chiến lược phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm phát thải thấp tại ĐBSCL nhằm đảm bảo phát triển kinh tế xã hội và giảm thiểu biến đổi khí hậu”. Tọa đàm do trường Đại học Nông Lâm TP.HCM tổ chức.

Theo đánh giá của các đại biểu dự tọa đàm, hệ thống lương thực thực phẩm trên toàn thế giới chiếm khoảng 31% phát thải toàn cầu, trong đó Việt Nam chiếm 1%.

Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề an ninh lương thực. Tuy nhiên, khi đưa ra nhu cầu giảm phát thải thì vấn đề đặt ra là mô hình nào phù hợp để ứng dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng hóa...

PGS. TS Kha Chấn Tuyền, Đại học Nông Lâm TP.HCM cho rằng, việc áp dụng cơ giới hóa là một trong những giải pháp để giảm hiệu quả phát thải. Mặc dù mỗi lĩnh vực sản xuất việc ứng dụng cơ giới hóa khác nhau. Tuy nhiên đây là một trong những tiêu chí dễ định lượng có thể mang tính đại diện.

Theo PGS.TS Kha Chấn Tuyền, phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp có thể giảm đáng kể thông qua việc giảm cường độ phát thải trong quá trình sản xuất: "Nên có những chính sách để làm tốt hơn, chặt chẽ hơn. Cũng như những cơ chế xây dựng những dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị. Thay vì mỗi một nông hộ họ phải đầu tư thì có thể sẽ không hiệu quả nhưng mà dịch vụ cho thuê máy móc, tư vấn kỹ thuật cao là những giải pháp đang cần rất khuyến khích..."

Từ khóa: lương thực, lương thực thực phẩm, chỉ số cơ giới hoá, giảm giá phát thải, sản xuất lương thực

Thể loại: Kinh tế

Tác giả: nguyễn quang/vov-tp.hcm

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập

bài liên quan