Đồng Nai- “Tâm điểm đầu tư” trong chiến lược phát triển đô thị vệ tinh
Cập nhật: 25/09/2019
Quảng Nam: Triển vọng mới từ phát triển kinh tế biển
“Cao su Việt Nam, sợi dây kết nối kinh tế và tình người” trên nước bạn Campuchia
VOV.VN - Trong ba địa phương được CBRE xếp vào nhóm thị trường mới nổi ở ven đô TP.HCM, Đồng Nai là tỉnh có nhiều lợi thế nổi trội.
Theo chủ trương phát triển đô thị vệ tinh gắn với đô thị trung tâm TP.HCM, xu hướng dịch chuyển ra các vùng phương cận thành phố để khai thác quỹ đất rộng, xây dựng không gian sống chất lượng cho cư dân theo dự báo vẫn đang và sẽ còn tiếp tục diễn ra. Đồng Nai trong lợi thế lân cận và kết nối hạ tầng đồng bộ đang trở thành tâm điểm nóng.
Dịch chuyển ra đô thị vệ tinh - nhu cầu tất yếu
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính tới ngày 1/4/2019, TP.HCM có khoảng gần 9 triệu dân, dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng dân số với lượng tăng bình quân mỗi năm khoảng 170.000 người, gần bằng dân số 1 quận. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua TP.HCM đã không ngừng đối mặt với tình trạng “đất không nở ra” nhưng người ngày càng đông lên, dẫn đến ô nhiễm môi trường, kẹt xe, quá tải hạ tầng lẫn không gian sống.
Dân số không ngừng tăng trong khi quỹ đất ngày càn cạn kiệt khiến TP.HCM đối mặt với tình trạng ô nhiễm, kẹt xe, quá tải hạ tầng. |
Để giải quyết vấn đề này, TP.HCM đã thực hiện chính sách giãn dân ra vùng phương cận, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông hướng tâm, tạo tiền đề để phát triển các khu đô thị vệ tinh.
Trong báo cáo tiêu điểm thị trường bất động sản TP HCM quý I/2019 của CBRE Việt Nam, Đồng Nai, Bình Dương, Long An được xếp vào nhóm các thị trường mới nổi thu hút các nhà phát triển bất động sản.
Các thông tin khả quan về đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận chính là đòn bẩy tăng giá chính cho các khu vực này. Cùng với đó, mặt bằng giá bán tương đối rẻ hơn khu vực TP.HCM cộng với nguồn cung sản phẩm đa dạng tạo nên ưu thế lớn cho các thị trường vùng ven.
Có thể nói, đầu tư tại đô thị vệ tinh là “từ khóa” chính của các nhà phát triển dự án và nhà đầu tư trong năm 2019. Và đây là quá trình không chỉ diễn ra trong ngày một, ngày hai – mà còn hứa hẹn triển vọng dài hơi cho các thị trường địa ốc vùng ven của Thành phố.
Đồng Nai –Tâm điểm của nhóm thị trường mới nổi
Trong ba địa phương được CBRE xếp vào nhóm thị trường mới nổi ở ven đô TP.HCM, Đồng Nai là tỉnh có nhiều lợi thế nổi trội.
Đồng Nai có lợi thế rất lớn về quỹ đất và vị trí địa lý kết nối liên vùng. |
Có diện tích gần 6.000km2, chiếm hơn 1/4 diện tích vùng Đông Nam Bộ. quỹ đất của Đồng Nai được đánh giá rất dồi dào, hơn nữa giá đất còn ở mức thấp – nhiều dư địa để tăng giá như kỳ vọng của các nhà đầu tư hay người mua ở thực.
Sở hữu vị trí trọng điểm liên kết vùng, tiếp giáp các tỉnh thuộc lõi vùng như TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng; trong quy hoạch vùng TP.HCM đến năm 2030, Đồng Nai trở thành một trung tâm kinh tế lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Trên cơ sở đó, tỉnh này tập trung phát triển nhiều dự án giao thông trọng điểm quốc gia – các tuyến kết nối liên vùng như sân bay Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, đường Vành đai 3, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu…
Mới đây, ngày 28/8, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện dự án cầu thay thế phà Cát Lái. Dự án này không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại, kết nối giữa quận 2, TP.HCM với Đồng Nai mà còn giúp năng lực vận tải từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến cả các tỉnh miền Tây tăng mạnh.
Khu đô thị Aqua City được quy hoạch theo mô hình sinh thái chuẩn mực cùng đầy đủ tiện ích phục vụ nhu cầu sống chất lượng của người dân thành thị. |
Đồng Nai được biết đến thuộc danh sách địa phương dẫn đầu về phát triển khu công nghiệp (KCN). Hiện tỉnh có 32 KCN hoạt động, chiếm 10% cả nước, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 77%. Chỉ 6 tháng đầu năm 2019, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đồng Nai đạt khoảng 1.026 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: cấp mới 48 dự án và 54 dự án tăng vốn.
Các doanh nghiệp ồ ạt đầu tư đã tạo công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động - khoảng 600.000 người, và thu hút một đội ngũ cán bộ, công nhân chuyên nghiệp các nơi về đây làm việc. Cũng theo số liệu thống kê, cuối năm 2018, Đồng Nai có gần 6.500 lao động nước ngoài đang làm việc tại các KCN; trong đó hơn 85% là giám đốc điều hành, quản lý, chuyên gia. Đa số các nhân sự cấp cao này vẫn lựa chọn sinh sống tại TP.HCM do yêu cầu cao về chất lượng sống, trong khi nhà ở tại Đồng Nai hiện nay lại chưa đáp ứng được điều kiện này.
Nhu cầu nhà ở thực tế tại địa phương ngày càng tăng, cùng với xu hướng giãn dân từ TP.HCM cộng thêm Đồng Nai đang sở hữu những lợi thế lớn về vị trí, hạ tầng và yếu tố tự nhiên hiện hữu, dễ hiểu tại sao thị trường này đang là “vùng trũng” hút vốn của các chủ đầu tư lớn.
Trong số những dự án đang phát triển tại Đồng Nai, Aqua City của Novaland thu hút các nhà đầu tư và người mua để ở bởi được quy hoạch theo mô hình sinh thái thông minh, tận dụng lợi thế thiên nhiên cùng tiện ích đồng bộ, đẳng cấp, tạo nên một không gian sống xanh theo chuẩn mực của đô thị vệ tinh trên thế giới. Dự án “đánh trúng” nỗi khát khao về một không gian sống chất lượng, gần gũi thiên nhiên và được “thở chậm” mà người dân thành thị đang vô cùng thiếu thốn.
Cùng với lợi thế về vị trí tọa lạc, việc nằm giữa tâm của các tuyến đường huyết mạch kết nối liên vùng như Hương Lộ 2, Quốc lộ 51 hay Vành Đai 3, thời gian di chuyển từ dự án đến TP.HCM và các khu vực lân cận được rút ngắn đáng kể.
Các chuyên gia nhận định, xu hướng giãn dân và xây dựng đô thị vệ tinh là chủ trương lâu dài, vì vậy trong nhiều năm tới, Đồng Nai với những lợi thế vượt trội sẽ tiếp tục là tâm điểm đầu tư và là điểm đến chủ yếu của các cư dân thành phố, giới chuyên gia nước ngoài và các quản lý- doanh nghiệp, … về sinh sống và làm việc tại đây./. Tập đoàn Novaland tô đẹp ký ức tuổi thơ về một Trung thu ấm áp
Khai trương Sàn giao dịch BĐS Novaland Cam Ranh
Từ khóa: Novaland, đô thị vệ tinh, thị trường mới nổi, bất động sản
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN