Đổi mới quản trị doanh nghiệp để bắt kịp xu thế
Cập nhật: 1 ngày trước
Điện thương phẩm tháng 10/2024 của EVNNPC tăng gần 4%
Quốc hội đồng ý chuyển hơn 110.600 tỷ đồng sang chi trả lương cơ sở năm 2025
VOV.VN - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Đặc biệt, vấn đề chuyển đổi số, xu hướng phát triển bền vững và các biến động từ thị trường quốc tế đã và đang thúc đẩy các doanh nghiệp phải đổi mới, không chỉ về sản phẩm và dịch vụ mà còn cả trong các phương pháp quản trị.
Đổi mới quản trị là một trong những yếu tố giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, cũng như thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, lâu dài. Trong bối cảnh chuyển đổi số, xu hướng phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp xác định, yêu cầu về đổi mới mô hình quản trị và áp dụng công nghệ đã trở thành một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Ông Trần Quang Tùng, Công ty thương mại và dịch vụ Minh Lâm xác định, trong bối cảnh toàn cầu hóa, đổi mới quản trị doanh nghiệp không chỉ là yếu tố cạnh tranh mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững.
"Phải cải tiến thay đổi mới hằng ngày, bởi vì chúng tôi quan niệm rằng nếu như chỉ duy trì thì đấy chính là sự trì trệ, do dó bắt buộc phải thay đổi từng ngày. Trong phát triển kinh doanh, chúng tôi nhìn thấy rằng tính rất quan trọng trong việc đổi mới một là áp dụng công nghệ, thứ hai là áp dụng quản trị tuân thủ" - ông Tùng chia sẻ.
Mặc dù hiện các doanh nghiệp Việt khá sáng tạo trong hoạt động đổi mới quản trị trong sáng kiến, ý tưởng. Tuy nhiên, nhìn một cách thẳng thắn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay, khi yêu cầu của thế giới đặt ra là rất lớn. Vì thế các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện mình một cách nhanh chóng để cạnh tranh được với các đối thủ.
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương Đào Ngọc Tiến cho rằng, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta có cơ hội rất lớn nếu như doanh nghiệp biết nắm bắt, biết chớp cơ hội, đổi mới trong hoạt động quản trị. Nhưng nếu đổi mới không kịp thời sẽ bị lỡ cơ hội phát triển.
Theo ông Tiến: "Trong hoạt động của doanh nghiệp không chỉ là các sản phẩm mới, thị trường mới, mà chúng ta phải nghĩ đến việc là làm thế nào đấy để với nguồn lực hiện có, chúng ta sẽ quản trị của nó tốt hơn. Phải đổi mới hoạt động quản trị của mình, thay đổi cách thức quản trị, thay đổi cách thức làm việc; từ các vấn đề về chiến lược, cho đến các quản trị chức năng về nhân sự, về tài chính, về marketing… chúng tôi nhận thấy rằng đây là một yêu cầu cấp bách".
Từ khóa: doanh nghiệp, Đổi mới quản trị doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, doanh nghiệp, doanh nghiệp đổi mới, đổi mới trong doanh nghiệp
Thể loại: Kinh tế
Tác giả: nguyễn hằng/vov1
Nguồn tin: VOVVN