Độc đáo văn hoá Cơ Tu hấp dẫn khách du lịch
Cập nhật: 25/09/2019
Ca sĩ Lê Vĩnh Toàn tri ân quê hương Nghệ An qua phim ca nhạc "Miền nhớ"
Hương Ly, Lydie Vũ thăng hạng nhan sắc qua bàn tay "phù thủy trang điểm" Mi Nguyễn
VOV.VN -Đà Nẵng với lợi thế về sông, suối, núi, hồ và văn hóa độc đáo rất phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái.
Đà Nẵng đang hướng tới xây dựng mỗi người dân là một đại sứ du lịch của thành phố.
Phong cảnh tuyệt đẹp ở xã miền núi Hòa Bắc - huyện Hòa Vang là lợi thế phát triển du lịch sinh thái. |
Vẻ đẹp núi rừng và sự độc đáo về văn hóa của người Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đang là điểm đến hấp dẫn của du khách. Nơi đây có những con sông, dòng suối với những ghềnh thác tuyệt đẹp. Khu du lịch Hòa Bắc Đà Nẵng phát triển dựa trên dự án du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, bao gồm mục đích bảo vệ sự đang dạng về sinh học và góp phần tạo sinh kế giúp đồng bào người dân tộc thiểu số Cơ Tu. Hiện, có 8 nhóm phục vụ du lịch gồm: cồng chiêng, văn nghệ, ẩm thực, trekking, đan lát, hát lý, dệt thổ cẩm, thuyết minh với hơn 60 hộ dân tham gia.
Ông Đinh Văn Nhu, ở thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cho biết, mấy năm nay, lượt khách tới tham quan tăng đáng kể:“Tôi muốn thông qua du lịch cộng đồng này thì có thể khôi phục lại một số truyền thống văn hóa của người Cơ tu, nhằm giữ gìn để không mai một dần. Vừa là phát triển du lịch tạo việc làm cho người dân, vừa là gắn liền bảo tồn văn hóa và bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên”.
Hiện nay, ở huyện Hòa Vang có nhiều làng nghề như nghề làm chiếu ở Cẩm Nê, khô mè ở Quang Châu, đan tre ở Yến Nê, nón ở La Bông... Những nơi này có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng chưa được khai thác. Ông Đặng Phú Hành, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang cho biết, hiện nay huyện Hòa Vang có nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Huyện đang triển khai các đề án, hiện thực hóa ý tưởng phát triển du lịch làng nghề, kết hợp trải nghiệm sinh thái làng nghề:“Mục tiêu của chúng tôi là phục hồi lại, nhờ các nghệ nhân truyền nghề lại cho những thế hệ trẻ để làm các sản phẩm phục vụ cho du lịch. Các làng có nghề này phải phục vụ thành điểm đến cho du lịch, giúp du khách có thể hình dung được làm chiếu như thế nào, đan cái rổ ra làm sao”.
Sản phẩm dệt của người Cơ tu được du khách ưa chuộng. |
Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng đang phối hợp với các địa phương triển khai đề án phát triển du lịch cộng đồng nhằm thu hút khách châu Âu. Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết, một trong những hướng phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng là phát huy các điều kiện thuận lợi của tự nhiên cũng như huy động sự tham gia của cộng đồng. Để làm được điều này thì thành phố đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các tổ chức, doanh nghiệp để họ cùng tham gia bảo tồn, phát huy hiệu quả các địa danh, ngành nghề truyền thống, đem lại lợi ích cho người dân, địa phương và doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Xuân Bình cho biết thêm, người dân sẽ góp sức xây dựng hình ảnh thân thiện với du khách: “Thời gian qua, chúng tôi đã tham mưu cho Lãnh đạo thành phố nhiều các nội dung, đề án về phát triển du lịch sinh thái cũng như du lịch cộng đồng. Với mục tiêu là gắn người dân tham gia cùng phát triển du lịch và hướng tới việc mỗi người dân là những đại sứ, sứ giả của ngành du lịch để xây dựng môi trường du lịch của thành phố Đà Nẵng ngày càng văn minh và thân thiện”./. CNN: Hội An là một trong những thành phố đẹp nhất châu Á
Từ khóa: độc đáo văn hoá cơ tu, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng
Thể loại: Văn hóa - Giải trí
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN