Doanh nghiệp Việt khó khăn trong chuyển đổi số là do thiếu vốn?
Cập nhật: 24/01/2020
Kim Long Motor Huế hợp tác với tập đoàn ô tô Trung Quốc sản xuất xe du lịch
Sương muối, băng giá gây ảnh hưởng hàng chục ha cà phê tại Sơn La
VOV.VN - Độ trưởng thành của thị trường chuyển đổi số tại Việt Nam đang đi chậm hơn ít nhất 3-5 năm so với thế giới.
Khảo sát của Enterprise, hầu hết doanh nghiệp tại Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa – DNNVV) đã bắt đầu quan tâm và có nhận thức về vấn đề chuyển đổi số. Tuy nhiên, có tới 76% số DNNVV không biết nên bắt đầu quá trình chuyển đổi số từ đâu.
Theo giới chuyên gia, một trong những bước đầu của quá trình chuyển đổi số đó là việc đưa toàn bộ dữ liệu cần thiết của doanh nghiệp lên đám mây (điện toán đám mây), nhất là trong thời đại số hóa này. Điện toán đám mây cho phép mọi người tiếp cận được những công nghệ mà trước đây chỉ có ở các tổ chức lớn, từ đó mở đường cho việc tăng cường khả năng kết nối, đổi mới sáng tạo.
Ông Tan Jee Toon, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam. |
Theo ông Tan Jee Toon, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam, doanh nghiệp tại Việt Nam đang theo đuổi hai cách tiếp cận khác nhau để chuyển đổi kỹ thuật số: bên ngoài và bên trong. Cách tiếp cận bên ngoài chủ yếu là do thị trường điều khiển và nhu cầu về các dịch vụ kỹ thuật số mới. Cách tiếp cận từ bên trong là hiện đại hóa các hệ thống cốt lõi và kiến trúc kinh doanh của doanh nghiệp để thay đổi.
Tổng Giám đốc IBM Việt Nam nêu ví dụ cụ thể về việc chuyển đổi số từ bên trong là trường hợp của Techcombank khi chuyển đổi cả cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và cách mọi người làm việc với công nghệ lên đám mây riêng. Cùng với đó là làm mới cơ sở hạ tầng lưu trữ, giúp tăng cường an ninh bảo mật và tối ưu hóa hiệu suất trên toàn hệ thống.
Tương tự, ACB giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động của hệ thống và tăng tính khả dụng của nhiệm vụ trao đổi thông tin quan trọng, tiết kiệm hàng triệu USD, nhờ việc chuyển đổi số và liên thông dữ liệu đám mây tại hơn 2000 địa điểm giao dịch trên 60 tỉnh thành toàn quốc.
Ông Lê Nhân Tâm, Giám đốc Công nghệ IBM Việt Nam. |
Theo ông Lê Nhân Tâm, Giám đốc Công nghệ IBM Việt Nam, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phát triển và có tốc độ chuyển đổi số nhanh trên thế giơi. Thế nhưng, khảo sát của IBM cho thấy, các doanh nghiệp, tập đoàn tại Việt Nam mới thực hiện được 10-20% trong hành trình chuyển đổi số sang đám mây của họ.
“Hơn 90% DNNVV trong nước rất thuận tiện và dễ dàng trong việc chuyển đổi số do quy mô nhỏ gọn, tổ chức đơn giản. Thế nhưng vấn đề khó khăn là nguồn vốn dù bản thân chủ các doanh nghiệp đều quan tâm đến việc chuyển đổi số để nâng cao hiệu suất kinh doanh”, ông Tâm nói.
Tuy nhiên, ông Tan Jee Toon, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam đánh giá, nhu cầu chuyển đổi số của thị trường Việt Nam rất lớn và tốc độ tăng trưởng khá tốt.
“Cụ thể, trong 12 tháng qua, doanh thu mảng đám mây của IBM toàn cầu là 12 tỷ USD, chiếm 25% tổng doanh thu toàn cầu của IBM. Trong đó, thị trường điện toán đám mây của các khách hàng tại Việt Nam tăng rất nhanh”, ông Tan Jee Toon cho hay.
Nhiều chuyên gia nhận định, việc chuyển đổi số không chỉ dựa vào công nghệ mà yếu tố quan trọng nhất đem đến sự chuyển dịch lớn của các doanh nghiệp, tổ chức là văn hóa làm việc, nhận thức của người đứng đầu.
Trên thế giới hiện nay, điện toán đám mây đang trở thành cuộc đua “nóng” giữa các tập đoàn công nghệ lớn cũng như các cường quốc lớn trên thế giới. Điện toán đám mây phát triển nhanh chóng và mang đến giá trị hàng tỷ USD cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin.
Trước đó, năm 2018, IBM chi 34 tỷ USD mua Red Hat, để trở thành nhà cung cấp phần mềm đám mây nguồn mở lớn nhất thế giới. Đây được đánh giá là thương vụ công nghệ thông tin quan trọng nhất thế giới trong năm 2018.
Thương vụ này giúp đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển theo hướng mô hình kinh doanh có giá trị cao của IBM, với tốc độ tăng trưởng hàng nghìn tỷ USD./. Chuyển đổi số: Hầu hết doanh nghiệp truyền thống không biết phải làm gì
Từ khóa: chuyển đổi số, doanh nghiệp Việt, doanh nghiệp nhỏ và vừa, thị trường chuyển đổi số
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN