Doanh nghiệp chăn nuôi bắt đầu giảm giá thịt lợn
Cập nhật: 03/02/2020
Cận cảnh khu vực thu hồi đất làm Khu đô thị Hiệp Hoà tại Đồng Nai
Sóc Trăng: Đóng điện và đưa vào vận hành công trình lắp đặt MBA T2 - 40MVA
VOV.VN - C.P Group là DN đầu tiên trong số các DN chăn nuôi lớn có động thái giảm giá thịt lợn sau cuộc họp của Ban chỉ đạo điều hành giá diễn ra hôm 31/1.
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc C.P Group đã ký công văn thông báo giảm giá bán thịt lợn thương phẩm 1.500 đồng/kg, còn 80.500 đồng/kg, áp dụng cho tất cả các khách hàng từ ngày 1/2/2020. Việc giảm giá này được lãnh đạo của C.P thông báo sau cuộc họp của Ban chỉ đạo điều hành giá, diễn ra vào chiều 31/1 tại Trụ sở Chính phủ.
Trong cuộc họp này, các bộ, ngành và địa phương cho biết, nguồn cung thịt lợn trong dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý được bảo đảm nhưng giá thịt lợn trên thị trường vẫn ở mức cao 85.000 đồng/kg. Theo Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, mức giá này vẫn cao hơn 8,29% so với tháng 12/2019 và là nguyên nhân quan trọng khiến mức nền chỉ số giá tiêu dùng của tháng 1/2020 cao nhất trong 7 năm qua.
Nuồn cung thịt lợn trong dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý được bảo đảm nhưng giá thịt lợn trên thị trường vẫn ở mức cao |
Cục trưởng Cục quản lý giá Nguyễn Anh Tuấn (Bộ Tài chính) cho rằng, ngoài yếu tố thực phẩm tăng giá, cộng với nhiều yếu tố khó lường về thiên tai, căng thẳng địa chính trị, dịch bệnh ở cả gia súc và người sẽ tác động mạnh tới mặt bằng giá của năm 2020. Do đó, nếu không quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ điều hành giá đặt ra tại Thông báo số 03 ngày 4/1/2020 của Văn phòng Chính phủ thì khó có thể bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm nay.
Cho rằng CPI trong tháng đầu tiên của năm mới có điều “bất thường” như trên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ chỉ ra nguyên nhân chính là do giá thịt lợn vẫn neo ở giá cao trong khi nguồn cung không thiếu hụt.
Trên tinh thần “hài hoà lợi ích giữa nhà sản xuất, người tiêu dùng và xã hội”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đặt ra vấn đề độc quyền cung ứng thịt lợn, việc triển khai yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ trong nhập khẩu thịt lợn thương phẩm, thực hiện tái đàn để củng cố nguồn cung, công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi đang được các cơ quan, đơn vị triển khai trong thực tế ra sao? Phó Thủ tướng cũng đề nghị hai doanh nghiệp (DN) tham dự cuộc họp là Dabaco và C.P báo cáo về tỷ lệ thị phần nắm giữ, giá thành, giá bán, thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi, thậm chí là báo cáo về nộp ngân sách nhà nước năm 2019 để đánh giá việc giữ giá thịt heo như hiện nay.
“Đối với các loại mặt hàng thực phẩm, trước hết đối với thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có báo cáo đầy đủ tình hình, kết quả phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho đến nay, kiên quyết không để lây lan và bùng phát trở lại. Chúng ta không chủ quan và báo cáo thêm tình hình cung ứng, khả năng đảm bảo nguồn cung cho cả năm, trước hết là trong những tháng đầu năm này. Trên cơ sở vấn đề là tái đàn nguồn cung trong nước và vấn đề nhập khẩu”, Phó Thủ tướng nêu rõ./.
Giá thịt lợn tại Quảng Nam tăng cao bất thường ngày giáp Tết
Giá thịt lợn ở miền Bắc và miền Trung tăng nhẹ trong những ngày cận Tết
Từ khóa: giá thịt lợn. giá thịt lợn giảm, doanh nghiệp chăn nuôi, dịch tả lợn châu phi, kiểm soát lạm phát
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN