DN Việt chi 5 tỷ USD nhập sản phẩm điện tử, linh kiện từ Trung Quốc
Cập nhật: 25/09/2019
Dừa sốt giá, doanh nghiệp tại Tiền Giang, Bến Tre thiếu hàng
FTA Index: hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (17/12/2024)
Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện, máy vi tính từ Trung Quốc đạt tốc độ tăng đến 80,8% trong 5 tháng qua...
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy tính là một trong những nhóm hàng có tốc độ nhập khẩu tăng cao nhất trong 5 tháng đầu năm 2019.
Theo đó, chỉ tính riêng tháng 5, nhập khẩu nhóm hàng này đã tăng 341 triệu USD so với tháng trước đó, tương ứng tăng 8,6%.
Chỉ tính riêng tháng 5/2019, nhập khẩu nhóm hàng này đã tăng 341 triệu USD so với tháng trước đó. |
Còn tính đến hết tháng 5, nhập khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện, máy vi tính đạt hơn 20 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, Hàn Quốc là thị trường cung cấp sản phẩm điện tử, linh kiện, máy vi tính cho Việt Nam nhiều nhất, còn Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai.
Song, điều đáng nói là nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc lại đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng, lên đến 80,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt kim ngạch 5,05 tỷ USD trong 5 tháng qua.
Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong số các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này.
Trong một diễn biến khác, thời gian gần đây xuất hiện loạt thông tin về việc Công ty Cổ phần Tập đoàn điện tử Asanzo do ông Phạm Văn Tam đứng đầu đã nhập linh kiện rồi xé nhãn Trung Quốc, lột tem và dán tem nhãn "made in Vietnam" vào để bán, gây bức xúc dư luận.
Trước đó, các sản phẩm điện máy của Tập đoàn Asanzo (địa chỉ quận Bình Tân, TP HCM) được chứng nhận là "hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn", công nghệ Nhật Bản nhưng bị truyền thông đưa tin là hàng Trung Quốc "đội lốt" xuất xứ Việt Nam.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, bên cạnh thông tin điều tra của báo chí, Hội có cơ sở đối chiếu khác là hồ sơ doanh nghiệp do Asanzo nộp thể hiện sự cố tình khai báo sai về xuất xứ hàng của Asanzo. Trên cơ sở đó, Hội này đã "tước" danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao của Asanzo.
Ngay sau khi xuất hiện thông tin điện máy Asanzo là hàng Trung Quốc "đội lốt" xuất xứ Việt Nam, dù không có một thông báo chính thức nào đến người tiêu dùng, một số siêu thị điện máy như đã ngừng bán ra thị trường toàn bộ sản phẩm điện máy của Asanzo./.
Từ khóa: kim ngạch nhập khẩu, nhập khẩu linh kiện điện tử, nhập khẩu hàng Trung Quốc, Asanzo, Tập đoàn điện tử Asanzo,
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN