“Điểm nghẽn” nào khiến năng suất lao động Việt Nam mãi thấp?
Cập nhật: 25/09/2019
“Thắp lên ngọn lửa từ 2.000 đồng” - Câu chuyện xóa nhà tạm ở Tuyên Quang
Trao bằng “Tổ quốc ghi công” cho gia đình liệt sỹ biên phòng
VOV.VN -Dù đã có những cải thiện đáng kể tuy nhiên mức NSLĐ của Việt Nam vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tăng.
Đây là nhận định của GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Dựa vào những con số biết nói của nền kinh tế, GS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng, trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những yếu kém nội tại. Năng suất lao động (NSLĐ) còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. NSLĐ của Việt Nam thời gian qua tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia cótốc độ tăng NSLĐ khá cao trong khu vực ASEAN. Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%,NSLĐtoàn nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động).
NSLĐ ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 4,8%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của Singapore (1,4%/năm); Malaysia (2%/năm); Thái Lan (3,2%/năm); Indonesia (3,6%/năm)...
GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cho rằng khoảng cách về năng suất lao động của Việt Nam với các nước trong khu vực vẫn còn rất lớn. |
Tuy nhiên, mức NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rấtthấpso với các nướctrong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. NSLĐ của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD, chỉ bằng7,3% mức năng suất của Singapore; 19% của Malaisia, 37% của Thaland...
Chưa có thay đổi trong bản chất của ngành
GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến cho mức NSLĐ của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó tập trung vào một số nguyên nhân.
“Trước hết, quy mô nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ, với xuất phát điểm thấp, quy mô kinh tế nhỏ, việc thu hẹp khoảng cách tương đối về thu nhập bình quân và NSLĐ của Việt Nam với các nước trong thời gian qua là một thành tựu đáng ghi nhận nhưng chưa đủ để thu hẹp khoảng cách tuyệt đối về giá trị NSLĐ so với các nước trong khu vực. Quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tích cực nhưng còn chậm, tăng năng suất nội ngành chưa đóng vai trò chủ đạo trong việc tăng năng suất của nền kinh tế”.
Chuyên gia này cũng cho rằng, điều đáng nói là đến nay chưa có thay đổi đáng kể trong bản chất tăng trưởng của ngành, chủ yếu vẫn nhờ vào mở rộng quy mô những ngành sử dụng nhiều lao động, hàm lượng công nghệ thấp, làm cho mục tiêu tăng nhanh giá trị gia tăng của sản phẩm chưa đạt được.
Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn dắt tăng NSLĐ nhưng tập trung cao ở những sản phẩm xuất khẩu dựa trên nền tảng công nghệ thấp đến trung bình. Trong khi đó, ngành công nghệ cao tập trung ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại hoạt động ở khâu lắp ráp, nhập khẩu linh kiện, giá trị gia tăng tạo ra trong nước tương đối thấp. Đồng thời, ngành công nghệ cao chủ yếu tận dụng lao động chi phí giá rẻ, chưa có nhiều tác động lan tỏa đối với khu vực trong nước nên chưa tạo đột phá về tăng NSLĐ.
Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu lao động tuy diễn ra khá nhanh nhưng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện nay còn lớn, đa số lao động trong khu vực này là lao động giản đơn, công việc có tính thời vụ, không ổn định nên giá trị gia tăng tạo ra thấp, dẫn đến NSLĐ thấp.
Công nghệ vẫn tụt hậu 2-3 thế hệ so với trung bình của thế giới
GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng, Việt Nam cần quan tâm và nỗ lực nhiều hơn để nâng cao NSLĐ trong các doanh nghiệp, qua đó chuyển dần theo xu hướng mới và phổ biến ở các nền kinh tế tiên tiến, đó là yếu tố tăng năng suất nội ngành đóng vai trò chủ đạo trong việc tăng năng suất của nền kinh tế.
Cũng theo GS Nguyễn Cảnh Toàn, phần lớn doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, tụt hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới.
Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018, Việt Nam được xếp hạng chung là 77/140 quốc gia, trong khi các chỉ số cấu phần liên quan đến đổi mới sáng tạo lại thấp hơn nhiều (Mức độ phức tạp của quy trình sản xuất xếp hạng 90; Kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp: 128; Chất lượng đào tạo nghề: 115; Ứng dụng các sáng chế: 89). Điều này cho thấy, Việt Nam cần tiếp tục kiến tạo môi trường thuận lợi cùng với các thể chế, chính sách mới cho khu vực doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình nâng cao công nghệ và sáng tạo. Đây được coi là một nội dung quan trọng của sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam.
Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp, người lao động thiếu các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, thiếu khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến. Đây chính là rào cản lớn cho việc cải thiện NSLĐ. Bên cạnh đó, già hóa dân số cũng là một vấn đề sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến NSLĐ của Việt Nam trong tương lai.
Về phía doanh nghiệp, GS Toàn cho rằng, năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp còn hạn chế,còn một số “điểm nghẽn” về cải cách thể chế và thủ tục hành chính.
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực về vốn hạn hẹp, khả năng đầu tư công nghệ hạn chế, kinh nghiệm quản lý sản xuất yếu và kém năng lực cạnh tranh.Trình độ công nghệ của doanh nghiệp còn lạc hậu, doanh nghiệp tham gia các hoạt động liên quan đến sáng tạo còn hạn chế, trong khi qua nghiên cứu cho thấy, những doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) có mức NSLĐ cao hơn 19,3% so với các doanh nghiệp còn lại.Tuy nhiên,hiện naytỷ lệ doanh nghiệp chi cho các hoạt động R&D ở Việt Nam vẫn còn thấp.Theo Ngân hàngThế giới (2015), Việt Namchỉcó 15,7% doanh nghiệp chi tiêu cho các hoạt động R&D.
Ngoài ra, năng lực trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ đạt mức điểm trung bình là 2,66 (theo Báo cáo điều tra trình độ quản lý toàn cầu năm 2017). Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu nên chưa tận dụng được tính lan tỏa của tri thức, công nghệ và NSLĐ từ các công ty/tập đoàn xuyên quốc gia vào trong nước.
“Để tránh nguy cơ tụt hậu và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tập trung chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong đó trọng tâm là cải thiện NSLĐ để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong tương lai”, GS Nguyễn Cảnh Toàn nhấn mạnh./.
Cần chuyển đổi trong toàn nền kinh tế để cải thiện năng suất lao động
Làm gì để năng suất lao động không bị tụt hậu?
Tăng tuổi nghỉ hưu có làm giảm năng suất lao động?
Từ khóa: năng suất lao động, điểm nghẽn khiến năng suất lao động thấp, tăng năng suất lao động, doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp
Thể loại: Xã hội
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN