Điểm danh những đất nước không có quân đội

Cập nhật: 25/09/2019

VOV.VN - Trong khi nhiều nước đang chạy đua xây dựng lực lượng quân đội của mình, thì một số nước lại không có quân đội vì nhiều lý do.

diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 1
Andora. Dù không có quân đội, nhưng quốc gia châu Âu này lại có các hiệp ước bảo vệ với hai quốc gia láng giềng là Pháp và Tây Ban Nha. Ngoài ra Andora có lực lượng cảnh sát được trang bị tốt và đơn vị đặc biệt chống khủng bố.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 2
Costa Rica. Đất nước Trung Mỹ này đã giải tán quân đội năm 1948 sau một cuộc nội chiến tàn khốc, đồng thời lấy ngày 1/12 làm ngày kỷ niệm giải tán quân đội. Costa Rica ngày nay vẫn duy trì một lực lượng bán quân sự nhỏ, chịu trách nhiệm về các hoạt động tuần tra và giám sát.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 3
Vatican. Đây là quốc gia có chủ quyền nhỏ nhất thế giới, cả về diện tích và dân số. Vatican cũng không có hiệp ước bảo vệ với Italy do lập trường trước đây về duy trì trung lập. Lực lượng Vệ binh Noble và Vệ binh Palatine đã bị xóa bỏ từ năm 1970. Tuy nhiên, đội cận vệ Swiss mang tính nghi thức cao chịu trách nhiệm bảo vệ Giáo hoàng, trong khi lực lượng Gendarmerie Corps đảm bảo an ninh nội bộ.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 4
Dominica. Quốc gia vùng Caribe này đã giải tán quân đội năm 1981 và việc phòng vệ hiện nay do lực lượng cảnh sát Thịnh vượng chung Dominica đảm nhận, trong đó bao gồm cả lực lượng Bảo vệ bờ biển.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 5
Monaco không có quân đội từ thế kỷ 17. Mặc dù Pháp chịu trách nhiệm bảo vệ Monaco, công quốc này vẫn có 2 đơn vị vũ trang nhỏ. Một đơn vị đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ hoàng gia và đơn vị còn lại bảo vệ người dân.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 6
Liên bang Micronesia. Nằm dọc khu vực Tây Thái Bình Dương, quốc đảo này không có quân đội thường xuyên vì các nhu cầu phòng vệ và an ninh được Mỹ đảm nhận theo Thỏa thuận Hiệp hội tự do (CFA).
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 7
Greneda. Sau cuộc xâm lược năm 1983 của Mỹ, quốc gia Caribe này đã giải tán lực lượng quân đội. Lực lượng cảnh sát Hoàng gia Greneda chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh, trong khi Lực lượng An ninh Khu vực chịu trách nhiệm phòng vệ đất nước.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 8
Iceland. Quốc gia Bắc Âu này giải tán quân đội năm 1869. Mỹ duy trì một căn cứ ở Iceland từ năm 1951-2006. Iceland là thành viên NATO duy nhất không có quân đội riêng, nhưng có thỏa thuận về đảm bảo an ninh quốc phòng với các nước láng giềng và các thành viên NATO khác. Tuy nhiên, Iceland có một hệ thống phòng không, lực lượng gìn giữ hòa bình, lực lượng bảo vệ bờ biển được quân sự hóa và lực lượng cảnh sát được trang bị khá tốt.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 9
Kiribata. Hiến pháp không cho phép Kiribata thành lập quân đội. Australia và New Zealand giúp quốc đảo Thái Bình Dương này đảm bảo quốc phòng, còn an ninh nội bộ do lực lượng cảnh sát Kiribata đảm nhiệm.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 10
Liechtenstein. Quốc gia châu Âu nhỏ bé này đã giải tán quân đội năm 1868 do chi phí duy trì cao. Tuy nhiên, nước này vẫn có điều khoản thành lập quân đội trong trường hợp xảy ra chiến tranh - một kịch bản chưa từng xảy ra. Cảnh sát Quốc gia Liechtenstein đảm nhiệm an nunh nội bộ, trong khi nước này vẫn duy trì quan hệ gần gũi với các nước láng giềng trong việc phòng vệ.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 11
Quần đảo Marshall. Quốc đảo này không có lực lượng quân đội thường xuyên. Việc phòng vệ do Mỹ đảm nhận theo CFA. Tuy nhiên, nước này có lực lượng cảnh sát đảm bảo an ninh nội bộ, trong đó có cả một Đơn vị Giám sát Hàng hải.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 12
Mauritius. Quốc đảo Ấn Độ Dương này không có quân đội từ năm 1968. Tuy nhiên, họ có Lực lượng cảnh sát, Lược lượng lưu động đặc biệt và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Quốc gia.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 13
Nauru. Quốc gia Trung Phi này không có lực lượng quân đội, nhưng có thỏa thuận không chính thức với Australia về hợp tác quốc phòng. Quốc gia nhỏ thứ 3 thế giới về diện tích này có lực lượng cảnh sát được trang bị tốt đảm bảo an ninh nội địa.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 14
Palau. Quốc đảo này có thỏa thuận CFA với Mỹ về đảm bảo quốc phòng. Lực lượng cảnh sát địa phương đóng vai trò đảm bảo pháp luật và trật tự nội bộ.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 15
Saint Lucia. Cũng giống như nhiều nước láng giềng, việc phòng vệ của Saint Lucia do Hệ thống An ninh Khu vực đảm bảo. Cảnh sát Hoàng gia Saint Lucia được thành lập năm 1834, chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh nội bộ.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 16
Saint Vincent và Grenadine. Việc phòng vệ của quốc gia Caribe này do Hệ thống An ninh Khu vực đảm bảo. Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia của nước này làm nhiệm vụ duy trì pháp luật và trật tự nội bộ.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 17
Samoa. Quốc gia Polynesia này không có quân đội, nhưng có quan hệ phòng vệ không chính thức với New Zealand theo Hiệp ước Hữu nghị năm 1962. Lực lượng cảnh sát nhỏ và Đơn vị giám sát hàng hải của Samoa chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh nội địa.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 18
Quần đảo Salomon. Lực lượng cảnh sát Hoàng gia quần đảo Salomon từng có các đơn vị bán quân sự nhưng đã giải tán năm 2003 sau cuộc xung đột sắc tộc nội bộ. Để chấm dứt xung đột và duy trì pháp luật, New Zealand và Australia cùng các nước Thái Bình Dương khác đã phải can thiệp. Hiện nay an ninh nội địa của quần đảo Salomon do Đơn vị Giám sát Hàng hải đảm trách.
diem danh nhung dat nuoc khong co quan doi hinh 19
Tuvalu. Quốc đảo Polynesia này chưa từng có quân đội. An ninh nội địa hiên nay do Lực lượng cảnh sát Tuvalu đảm nhiệm./.

Từ khóa: quân đội, những nước không có quân đội, Vatican, quần đảo Marshall, Thỏa thuận Hiệp hội tự do

Thể loại: An ninh - Quốc phòng

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập