Dịch vụ công trực tuyến triển khai vẫn còn chậm

Cập nhật: 07/01/2020

VOV.VN - Tại nhiều địa phương có số lượng thủ tục ở mức độ 3, mức độ 4 cao nhưng trên thực tế thì số lượng hồ sơ nộp qua mạng rất thấp.

Nghị quyết 02 năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực tranh quốc đã dành một mục quan trọng để thúc đẩy hoạt động thanh toán điện tử và dịch vụ công cấp độ 4.

Qua 1 năm triển khai, bên cạnh một số Bộ, ngành và địa phương đã có các biện pháp nhằm thực hiện nội dung này, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp hiện tiến độ thực hiện vẫn còn rất chậm.

Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, thời gian qua nhiều Bộ, ngành đã thực hiện xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến nhằm cung cấp dịch vụ công cấp độ 3, cấp độ 4 cho doanh nghiệp và người dân. Số lượng các dịch vụ công cấp độ 3 và cấp độ 4 có thể cung cấp được ở các bộ rất khác nhau.

so luong doanh nghiep ho so nop qua mang o nhieu dia phuong rat thap hinh 1
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, hiện tiến độ thực hiện dịch vụ công vẫn còn rất chậm. Ảnh minh họa: KT

Các bộ cam kết có thể cung cấp dịch vụ công cấp độ 4 đến cho doanh nghiệp nhiều nhất là Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Văn hoá Thể thao và Du lịch, Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI, việc các cơ quan nhà nước cam kết có thể cung cấp được bao nhiêu dịch vụ công cấp độ 3 và cấp độ 4 mới chỉ là bước đầu tiên. Có một thực trạng đáng lo ngại là hiện không có chỉ tiêu thống kê rõ ràng về số lượng hồ sơ nộp qua mạng. Dù tỉnh nào cũng có mục thống kê, song chỉ có khoảng 1/3 số tỉnh là có thể thống kê được số hồ sơ nộp qua mạng.

Một vấn đề đặt ra là tại nhiều địa phương có số lượng thủ tục ở mức độ 3, mức độ 4 cao, nhưng trên thực tế thì số lượng hồ sơ nộp qua mạng rất thấp. Theo đó, còn có tình trạng, các cơ quan nhà nước đã sử dụng biện pháp từ chối nhận hồ sơ giấy, ép nộp hồ sơ điện tử để tăng tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận điện tử nhằm báo cáo thành tích hoàn thành chỉ tiêu.

“Ban Pháp chế VCCI không chỉ xây dựng một hệ thống dịch vụ công trực tuyến thật sự hiện đại, hệ thống này phải tạo ra sự thân thiện và thuận lợi làm động lực để doanh nghiệp sử dụng các cổng thông tin. Chính vì vậy, đây là vấn đề cần phải đặt ra trong thời gian tới”, ông Tuấn chỉ rõ./.

Từ khóa: dịch vụ công, cổng thông tin, tiếp cận dịch vụ công, thut tục hành chính, cấp độ dịch vụ công

Thể loại: Đời sống

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập