Dịch giả Đoàn Tử Huyến qua đời
Cập nhật: 23/11/2020
Triệt phá tụ điểm đá gà ăn tiền, bắt giữ nhiều đối tượng
Quảng Ninh: Trách nhiệm chính quyền ở đâu khi tội phạm núp bóng doanh nghiệp?
Tin từ gia đình và bạn văncho biết dịch giả Đoàn Tử Huyến đột ngột qua đời vào 8h sáng 22/11. Ông mất tại nhà của thông gia ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội).
Ông ra đi rất nhẹ nhàng khi đang ngủ. Gia đình cho biết sau khi thức giấc, ông đã gấp chăn màn, ông có lẽ hơi mệt nên vào giường ngủ tiếp và đã ra đi trong giấc ngủ.
Một nhà phê bình thân thiết và cũng là đồng hương Hà Tĩnh của dịch giả Đoàn Tử Huyến cho rằng sự ra đi đột ngột của ông có lẽ liên quan đến căn bệnh tai biến mà ông đã can trường vượt qua 4 năm trước.
Năm 2016, đúng 4h giờ sáng đêm giao thừa Bính Thân, gia đình đang trên đường về quê ăn tết thì Đoàn Tử Huyến bị tai biến mạch máu não.Từ Hà Tĩnh, ông được đưa ra Hà Nội, bệnh tình nguy kịch tưởng chừng ông khó qua nổi nhưng sau khi trải qua ca mổ não đã dần dần hồi phục.
4 năm qua Đoàn Tử Huyến hồi phục tương đối về sức khỏe nhưng bị rối loạn chức năng ngôn ngữ của não bộ khiến việc đọc khó khăn, nhưng lại nhớ mọi việc trong quá khứ rất rõ ràng.
Dịch giả Đoàn Tử Huyến sinh năm 1950 (trên giấy giờ ghi 1952), tại xã Đức Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ôngtừng đi học ở Nga (Liên Xô cũ), về nước giảng dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội, rồi làm biên tập viên Nhà xuất bản Lao Động.
Có thời gian ông làm phó tổng biên tập tạp chíVăn học nước ngoài, tập hợp đội ngũ dịch văn học, rồi tổ chức hội thảo dịch thuật. Sau đó ông sáng lập Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây - trung tâm hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, xuất bản phát hành sách.
Đoàn Tử Huyến không những là một dịch giả tiếng Nga rất giỏi, chuyên về các tác phẩm văn học lớn của Nga - Xô Viết, mà còn là một trong những người xây dựng không gian sinh hoạt văn hóa, văn học đầu tiên ở Hà Nội cho các nhà văn, nghệ sĩ với Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
Với vai trò dịch giả, ông nổi tiếng nhất với bản dịch tác phẩmNghệ nhân và Margarita(M.Bulgakov), từng được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng hàng năm, hạng mục dịch thuật.
Ngoài ra còn có nhiều bản dịch được độc giả yêu thích như: tập tản vănGiọt rừng(Mikhail Prisvin), tiểu thuyếtTrái tim chó(Mikhail Bulgacov), truyện dàiĐêm sau lễ ra trường(Vladimir Tendriacov), tiểu thuyếtĐấng cứu thế(Miguel Otero Silva), tập truyện ngắnNhững ô cửa màu xanh(Nhiều tác giả), tập truyện ngắnKhóm hoa tử đinh hương(Nhiều tác giả).
7 tác phẩm này đã được gia đình in lại trong năm 2016, mừng dịch giả vừa qua cơn bạo bệnh.Với vai trò là người làm xuất bản, ông chuyên làm các bộ sách văn học, văn hóa có giá trị nhưng khó bán. Ông tha thiết làm, lặng lẽ làm.
Trong đó phải kể đến bộPhan Bội Châu toàn tậpin hai lần,Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử1.100 trang,Mỹ học Hegelcùng các cuốn sách triết học, văn hóa học khác của nhà văn hóa Phan Ngọc…
Giáo sư Chương Thâu - tác giả bộPhan Bội Châu toàn tập- từng chia sẻ rất xúc động về sự tử tế, trong sáng của ông Đoàn Tử Huyến khi đã đỡ đầu cho bộ sách không đâu in của ông. Đó là ân tình mà gia đình giáo sư Chương Thâu nguyện "sống thì tết, chết thì lễ".
Với việc lập ra Nhà sách Đông Tây, sau là Trung tâm Văn hóa Đông Tây, Đoàn Tử Huyến được đánh giá là một trong những người đi đầu mở ra những không gian sinh hoạt văn hóa văn học cho văn nghệ sĩ ở Hà Nội.
Cả với văn hóa và với bạn bè, Đoàn Tử Huyến đều nổi tiếng bởi là một "tay chơi" hết mình. Bạn bè của ông ngoài giới văn chương còn có nhiều lĩnh vực như hội họa, điện ảnh, âm nhạc.Hầu hết các nhà văn hóa có tiếng ở trong và ngoài nước đều tìm đến và thân thiết với ông.
Từ khóa: VOV, VOVworld, VOV5, Đoàn Tử Huyến, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Nghệ nhân và Margarita, Phan Bội Châu Toàn tập, Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử
Thể loại: Giáo dục
Tác giả:
Nguồn tin: VOV5