Đề xuất mở rộng đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng của Covid-19
Cập nhật: 20/03/2020
Bắc Kạn: Yêu cầu siết chặt công tác PCCC rừng mùa hanh khô (28/11/2024)
Hà Nội: Cần cơ chế cho không gian sáng tạo nghệ thuật phát triển (28/11/2024)
VOV.VN - Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ sẽ đề xuất để 1,5-3 triệu lao động, 200.000 doanh nghiệp được hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trao đổi với báo chí ngày 20/3, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ này đã trình Thủ tướng đề án hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với 6 nhóm chính sách chính.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tính đến nay đã có khoảng 15% doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp giảm quy mô, hoạt động nhưng trệ dẫn đến nhiều lao động cũng bị mất việc.
Bộ Trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết Bộ đã trình Chính phủ đề án hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn trong mùa dịch Covid-19. |
Tình trạng này kéo theo số người nhận BHTN tăng vọt trong những tháng đầu năm 2020. Chỉ tính riêng tháng 2/22020, số người nộp hồ sơ để hưởng BHTN đã trên 47.000 người, tăng 60% so với tháng 1/2020, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Để giải quyết những khó khăn của người lao động và doanh nghiệp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ đã đồng ý tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất cho những doanh nghiệp có từ 50% lao động trong diện tham gia BHXH bắt buộc bị ngừng việc, thôi việc, không bố trí được việc làm và những doanh nghiệp bị thiệt hại từ 50% tổng thu nhập do dịch Covid-19.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, Bộ sẽ tiếp tục đề xuất Chính phủ và Ủy ban thường vụ Quốc hội nghiên cứu mở rộng đối tượng bị ảnh hưởng của Covid-19 để nhận hỗ trợ.
Theo đó, việc hỗ trợ sẽ không chỉ căn cứ vào phần trăm số lao động bị ảnh hưởng mà tất cả người bị ảnh hưởng, những người bị ngừng việc đều được tạm dừng việc đóng một phần BHXH. Đồng thời không khống chế tỷ lệ thiệt hại trên 50% đối với doanh nghiệp. Thời hạn áp dụng từ tháng 3 đến hết tháng 12/2020.
Với những đề xuất trên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung ước tính có khoảng 1,5-3 triệu người được hỗ trợ, khoảng 150.000-200.000 doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách.
Đối với chính sách BHTN, Bộ trưởng cho hay, Bộ đã đề xuất 100% doanh nghiệp và người lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 2-tháng 12/2020. Doanh nghiệp được phép đóng bù mà không phải nộp tiền lãi.
“Nguồn hỗ trợ này hoàn toàn có thể đáp ứng được, bởi hiện nay nguồn kết dư từ quỹ hưu trí, tử tuất khoảng 800.000 tỷ đồng. Mỗi năm chúng ta mới chỉ ứng ra khoảng 50.000 tỷ đồng”, Bộ trưởng Dung cho hay.
Người đứng đầu Bộ LĐ-TB-XH cũng cho biết, nhóm giải pháp tiếp theo được Bộ đưa ra là sử dụng kết dư của quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Quỹ này sẽ sử dụng cho việc đào tạo, nâng cao tình độ, tay nghề của người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp để giữ chân người lao động, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ để người lao động có thể trở lại làm việc khi tình hình ổn định.
Hỗ trợ doanh nghiệp vay tiền trả lương cho lao động
Về chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn do Covid-19, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết Bộ hướng tới việc hỗ trợ doanh nghiệp được vay tiền để trả lương trong trường hợp lao động ngưng việc tạm thời. Đây là cách để giữ chân lao động, tạo điều kiện để doanh nghiệp ổn định, phục hồi lại sản xuất, kinh doanh.
“Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn, Nhà nước sẽ cho vay tiền để trả lương, bảo hiểm, chi trợ cấp cho người lao động trong trường hợp người lao động thôi việc và mất việc. Với sự hỗ trợ này, Nhà nước không tính lãi. Khi doanh nghiệp ổn định trở lại doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả lại khoản vat”, Bộ trưởng Dung cho biết thêm.
Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Bộ đang đề xuất hỗ trợ vay vốn ưu đãi với người lao động, ưu tiên lao động là người dân tộc thiểu số, lao động không có quan hệ lao động ở khu vực nông thôn, lao động phi chính thức ở khu vực thành thị...
Dự kiến thời gian vay vốn tối đa là 12 tháng với lãi suất vay là 3,96% năm bằng 50% lãi suất cho vay vốn đối với hộ cận nghèo.
Việc vay vốn này sẽ hướng tới khoảng 35.000 lao động, với mức vay trung bình khoảng 30 triệu đồng/lao động và 200.000 cơ sở sở sản xuất kinh doanh được vay mức bình quân 500 triệu đồng/cơ sở./.
Thất nghiệp vì Covid-19, người lao động phải xoay đủ nghề để mưu sinh
Kinh doanh online-cơ hội tăng thêm thu nhập cho lao động thất nghiệp
Từ khóa: đề xuất mở rộng đối tượng được hỗ trợ, lao động thất nghiệp, dịch Covid-19, lao động, trợ cấp thất nghiệp
Thể loại: Xã hội
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN