Để áo dài trở thành di sản của nhân loại (5/7/2020)
Cập nhật: 05/07/2020
Vé concert 3 "Anh trai vượt ngàn chông gai" hết sạch sau chưa đầy 1 tiếng
Đóng phim Tết cùng Hoa hậu Thiên Ân, Thu Trang phải leo lên ghế
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có trang phục truyền thống của riêng mình. Trang phục là một tác phẩm thẩm mỹ ẩn chứa tinh hoa văn hóa độc đáo của mỗi nước. Trong chiều dài lịch sử của đất nước, chịu ảnh hưởng nhiều nền văn hóa ngoại lai, nhưng người Việt vẫn giữ được văn hóa của dân tộc mình, trong đó có áo dài. Áo dài theo nghĩa này, lại là biểu tượng rất đẹp cho tinh thần bất khuất của dân tộc.
Tuần qua, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những tinh hoa của di sản văn hóa Việt cùng lúc hội tụ về nơi này một cách tinh tế và sáng tạo trong hơn 1.000 bộ áo dài trong chương trình trình diễn "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam" do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức. Đây có lẽ là sự kiện tôn vinh áo dài lớn nhất từ trước đến nay, với mục tiêu định vị áo dài là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Để tạo nên thương hiệu quốc gia cho áo dài, còn rất nhiều việc phải làm trước khi trình lên UNESCO công nhận áo dài là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là những việc gì, hãy cùng trò chuyện với nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam, Chủ tịch CLB Áo dài Việt Nam.
Từ khóa: #áo dài #di sản của nhân loại
Thể loại: Âm nhạc - Điện ảnh
Tác giả:
Nguồn tin: VOV1