ĐBSCL mùa nước nổi: Hơn 200 ca bị rắn độc cắn được cứu chữa kịp thời
Cập nhật: 22/10/2019
Loại quả nhỏ bé nhưng lại “siêu bổ dưỡng”, không khí lạnh tràn về càng nên ăn
Loại quả Việt đi đâu cũng thấy, ăn vào buổi sáng lại bổ dưỡng không ngờ
VOV.VN - Những ngày gần đây khi lũ về, triều cường dâng cao ở vùng ĐBSCL đã xảy ra nhiều trường hợp người dân bị rắn độc cắn.
Tại Khoa Cấp cứu rắn độc của Trung tâm Nghiên cứu, Nuôi trồng chế biến Dược liệu Quân khu 9 (tức trại rắn Đồng Tâm, có địa chỉ tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang) từ tháng 9 đến nay, đã tiếp nhận điều trị cho hơn 210 ca bị rắn cắn.
Bệnh nhân bị rắn lục đầu vồ đuôi đỏ cắn được chữa trị và ổn định sức khỏe. |
Đây là cao điểm có số ca nhập viện nhiều nhất trong năm. Đa số các nạn nhân đến từ nhiều tỉnh như: Đồng Tháp, An Giang, Long An, Tiền Giang, Bến Tre với vết thương do bị rắn lục đầu vồ đuôi đỏ, rắn hổ cắn… Do nạn nhân được đưa đến cơ sở kịp thời để điều trị bằng thuốc kháng huyết thanh nên hầu hết các trường hợp đều được cứu sống và sớm phục hồi sức khỏe. Hiện tại, tại Khoa cấp cứu rắn độc của trại rắn Đồng Tâm chỉ còn 9 ca đang được điều trị.
Bác sĩ Lê Văn Tâm, Phó chủ nhiệm khoa cấp cứu rắn độc của trại rắn Đồng Tâm cho biết: "Để đề phòng rắn độc cắn, khuyến cáo bà con khi không cần thiết thì không đến những nơi rậm rạp; nếu cần thiết đến những nơi đó thì phải có các dụng cụ bảo hộ. Hoặc không bắt rắn khi không biết rõ rắn đó là rắn gì, đồng thời phải phát hoang bụi rậm xung quanh nhà"./.
Cứu sống một bệnh nhân bị rắn cắn ở Tiền Giang
Từ khóa: cấp cứu khi bị rắn cắn, sơ cứu khi bị rắn cắn, rắn độc cắn, Tiền Giang, Đồng Tháp
Thể loại: Y tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN