ĐBSCL là một trong 3 đồng bằng bị tổn thương nhiều nhất do BĐKH
Cập nhật: 07/10/2019
Phát huy vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng ở Đắk Lắk (25/11/2024)
Luật Nhà giáo khắc phục các bất cập trong ngành giáo dục hiện nay (22/11/2024)
VOV.VN - Thiệt hại do ngập lụt gây ra cho vùng ĐBSCL mỗi năm từ 130 đến 190 triệu USD
Ngày 7/10 tại TP Cần Thơ, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện chính sách, pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”. Hội thảo thu hút gần 100 đại biểu là ủy viên thường trực một số ủy ban của Quốc hội, các Bộ ngành Trung ương và địa phương.
ĐBSCL những năm gần đây sạt lở liên tục cả bờ sông lẫn bờ biển |
Hội thảo nhằm xác định những bất cập và khoảng trống về chính sách, pháp luật trong ứng phó với biến đổi khí hậu, với hơn 15 tham luận xoay quanh các giải pháp về chính sách, pháp luật thúc đẩy kinh doanh tín chỉ carbon và tham gia thị trường carbon thế giới; phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thân thiện với môi trường; liên kết vùng trong ứng phó với biển đổi khí hậu… Những đề xuất sửa đổi và bổ sung nội dung về biến đổi khí hậu vào dự thảo sửa đổi một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
Tại hội thảo các đại biểu cho rằng, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, qua 5 năm triển khai thực hiện ngoài những kết quả đạt được thì vẫn còn một số bất cập như: hành lang pháp lý cho hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu cần được tiếp tục phát triển, hoàn thiện thông qua quy định cụ thể trong một số lĩnh vực, mặt khác các quy định về biến đổi khí hậu trong Luật bảo vệ môi trường chỉ tập trung vào khía cạnh thách thức mà chưa thể hiện được hết vấn đề của biến đổi khí hậu.
Các đại biểu cũng đề xuất tiếp tục đầu tư, bảo đảm an toàn các hồ chứa nước; phát triển thuỷ lợi, nâng cao khả năng tưới, tiêu nước cho các vùng thường xuyên bị hạn hán, úng ngập, nhất là ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; đồng thời hoàn thành việc điều tra và xây dựng bản đồ tài nguyên nước mặt và nước ngầm.
Tham luận về biến đổi khí hậu, một số đại biểu cũng cho rằng, thiệt hại do ngập lụt gây ra cho vùng ĐBSCL mỗi năm từ 130 đến 190 triệu USD. Ngoài ra, con người cũng đang tác động rất lớn vào hệ sinh thái, đặc biệt tình trạng khai thác đã ảnh hưởng đến dòng chảy và sản xuất nông nghiệp dưới hạ lưu.
GS-TS Mai Trọng Nhuận, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban Quốc gia biến đổi khí hậu cho biết, vùng ĐBSCL là một trong 3 đồng bằng tổn thương lớn nhất trên thế giới về biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự liên kết nội, ngoại cho cả vùng, cần phải sử dụng khôn khéo nguồn tài nguyên nước để phục vụ đời sống, sản xuất cho toàn vùng. Việc tích hợp chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tạo thành giá trị gia tăng, đây là giải pháp sống còn cho vùng ĐBSCL./.
Triều cường nhấn chìm nhiều tuyến đường giao thông ở ĐBSCL
Từ khóa: biến đổi khí hậu, đồng bằng sông Cửu Long, úng ngập, hạn hán, sạt lở
Thể loại: Xã hội
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN