ĐBQH: Vũ "nhôm" có nhiều hộ chiếu, phải chăng do quy định chồng chéo?
Cập nhật: 28/08/2020
Thủ tướng dự lễ khởi công dự án Nhà ở xã hội Golden Square Lào Cai
TP. HCM lắng nghe trí thức hiến kế để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới
VOV.VN - Đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu, sắp xếp lại nhóm đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, đảm bảo ngắn gọn, minh bạch.
Sáng nay (10/6) Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Về việc cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng, Dự thảo luật quy định phương án 1 là quy định cụ thể về đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, cơ quan có thẩm quyền quyết định, cử cho phép người thuộc diện cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ra nước ngoài; Phương án 2 là mang tính nguyên tắc chung, giao cho Chính phủ quy định chi tiết.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội). (Ảnh: KT) |
Theo đại biểu Khánh, phương án 1 quy định quá cụ thể và trùng lặp đối với 1 cá nhân đang cùng lúc đảm nhận nhiều chức danh của Đảng, chính quyền và đoàn thể, tạo nên sự phức tạp, rắc rối. Phương án 2 chưa cụ thể, nếu quy định như Dự thảo luật sẽ chưa cụ thể hóa điều 14 của hiến pháp vì quyền tự do đi lại trong nước và nước ngoài là quyền của công dân, cần phải quy định trong văn bản luật không nên giao cho Chính phủ quy định bằng 1 văn bản dưới luật.
Vì vậy, đại biểu Khánh cơ bản tán thành với phương án 1 và không sử dụng phương án 2, đồng thời đề nghị Chính phủ nghiên cứu, sắp xếp lại nhóm đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, sao cho ngắn gọn, khoa học, tránh trùng lặp với các chức danh .
“Thời gian vừa qua, vụ Vũ Nhôm có vài ba hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cùng một thời điểm. Phải chăng là do từ việc quy định trùng lặp như phương án 1 vừa qua”. Vì vậy, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề nghị Chính phủ gia dựng quy định phương án 1 tốt hơn, rõ ràng và minh bạch, tránh chồng chéo để phát sinh lạm quyền.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận). |
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng, liên quan đến quản lý sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, trong toàn bộ Dự thảo của Luật, các quy định liên quan trình tự, thủ tục, các loại giấy tờ liên quan đến xuất nhập cảnh quy định khá đầy đủ, tuy nhiên, đối với quy định về quản lý, sử dụng còn thiếu. Đặc biệt là các quy định về sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.Bấy lâu nay việc quản lý, sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được thực hiện theo Quyết định 58/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, có một số quy định không được luật hóa trong Luật. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo, Bộ Công an chỉ đạo tăng cường thêm các quy định liên quan đến quản lý và sử dụng hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao.
Theo đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, ở khoản 6, Điều 4, Quyết định 58 có ghi "không được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đi nước ngoài vì mục đích cá nhân". Đây là quy định mà rất nhiều các cơ quan, tổ chức vẫn đang thực hiện. Tuy nhiên, nếu theo quy định này sẽ gây vướng, thậm chí có thể bắt lỗi với đại biểu Quốc hội hoặc với những người sử dụng hộ chiếu ngoại giao bất cứ lúc nào.
“Đối với nhân viên ngoại giao, hộ chiếu để sử dụng đi làm việc các nước là hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ. Nhưng có thể, trong một thời gian làm nhiệm vụ ở đó, họ có thể đi nghỉ hè, đi với mục đích cá nhân ở một nước khác. Lúc đó, làm sao họ sử dụng hộ chiếu phổ thông được. Bởi khi đã nhập cảnh vào nước đó để làm việc, họ đã nhập cảnh bằng hộ chiếu công vụ” - đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho biết./.
Từ khóa: luật xuất cảnh, nhập cảnh, kỳ họp thứ 7, hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ
Thể loại: Nội chính
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN