Dạy học qua truyền hình cho học sinh trong mùa dịch Covid-19
Cập nhật: 11/03/2020
Bắt giam cựu điều tra viên ở Đồng Nai vì dùng nhục hình
"Nổ" quan hệ với nhiều lãnh đạo để lừa đảo lấy tiền "tách thửa"
VOV.VN - Từ ngày 9/3, học sinh lớp 9 và 12 ở Hà Nội được học và ôn luyện các môn phụ vụ tuyển sinh qua kênh 1 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
Từ 9h sáng, Phạm Minh Quân, học sinh lớp 9 Trường THCS Bế Văn Đàn, quận Đống Đa đã ngồi trước TV để tham gia lớp học trên truyền hình.
Thay vì học với các bạn cùng lớp như thông thường, trong tiết học kéo dài gần 30 phút, em học một mình ở nhà. Dù không có sự tương tác qua lại giữa giáo viên với học sinh như những giờ giảng thông thường nhưng Phạm Minh Quân vẫn cảm thấy hứng thú với hình thức học qua truyền hình này.
"Chương trình này rất hiệu quả. Ngay tại nhà, học sinh cũng có ôn bài. Chương trình dạy trên TV sôi nổi hơn, học sinh cũng dễ tập trung hơn", Quân cho biết.
Hà Nội tiến hành dạy học qua truyền hình. (Ảnh minh họa) |
Chị Nguyễn Giang Thanh, mẹ của Phạm Minh Quân cho biết, trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng chống dịch covid-19, hình thức học qua truyền hình giúp học sinh cuối cấp củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh sắp tới: "Khi Sở và nhà trường có thêm hình thức để cho các con ôn tập, phụ huynh rất mừng vì năm nay các con thi rồi. Chương trình truyền hình này có lợi, bởi có lịch trình chủ động cho các con sắp xếp thời gian, thứ 2 là 3 môn học chính thì cũng được sở xếp lịch học 1 tuần 2 buổi. Phụ huynh chúng tôi thấy vui và rất ủng hộ".
Để giúp học sinh đảm bảo kiến thức cho kỳ thi vào lớp 10 và thi trung học phổ thông quốc gia, chương trình học trên truyền hình của thành phố Hà Nội được xây dựng cho học sinh khối 9 với 3 môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh; học sinh lớp 12 với 9 môn, gồm: Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh.
Ông Kiều Văn Minh, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết: "Các bài giảng mà chúng tôi dạy học trên truyền hình thì xuất phát từ một yêu cầu quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo là tiếp nối chương trình mà lúc trước các em đã học. cùng với việc đó là chúng tôi chỉ đạo cho đội ngũ cán bộ giáo viên này xây dựng bài giảng trên chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo".
Tuy nhiên, thực tế việc dạy và học trên truyền hình cũng còn nhiều điểm hạn chế so với phương thức học truyền thống như: giáo viên và học sinh không có cơ hội tương tác; giáo viên không thể kiếm tra được mức độ tiếp thu của học sinh đối với bài giảng để điều chỉnh nội dung hay cách thức truyền đạt; kiến thức các bài giảng chưa thực sự phù hợp với phần lớn học sinh thành phố. Bên cạnh đó, hiệu quả của việc dạy và học phụ thuộc vào tinh thần tự giác của chính học sinh.
Em Lều Thu Phương, học sinh lớp 9 Trường THCS Bế Văn Đàn và Nguyễn Đức Anh, học sinh lớp 12, Trường THPT Lý Thái Tổ nêu ý kiến, dù chương trình hay, nhưng nhiều nội dung giáo viên còn giảng hơi nhanh. Những học sinh lớp đại trà chưa nắm chắn kiến thức sẽ khó hiểu hơn.
Hiện nay chương trình học của học sinh ở Hà Nội cũng như các địa phương khác đã phải lùi lại gần 2 tháng do dịch covid-19. Chương trình dạy học trên truyền hình dù còn nhiều điểm hạn chế nhưng cũng góp phần giúp các học sinh cuối cấp có thêm kênh tự học, tự ôn tập, đảm bảo kiến thức để bước vào các kỳ thi quan trọng sắp tới./.
63 tỉnh, thành phố tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 15/3
Nhiều trường Đại học cho sinh viên tiếp tục nghỉ tránh Covid-19
Từ khóa: Hà Nội dạy học trên truyền hình, covid-19, dịch viêm phổi cấp, sốt, Hà Nội
Thể loại: Giáo dục
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN