Đấu giá khai thác cát, liệu Bình Thuận có loại trừ được “cát tặc”?
Cập nhật: 07/01/2020
Phiên chứng khoán chiều qua: Thị trường tăng nhẹ, giao dịch quanh mốc 1230 điểm (26/11/2024)
Hà Nội tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh y, dược vi phạm (26/11/2024)
VOV.VN - Hiện nay, nhu cầu sử dụng cát xây dựng và san lấp mặt bằng tại tỉnh Bình Thuận tăng rất cao. Bởi vậy, nhiều đối tượng đã khai thác cát trái phép.
Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, chủ yếu là cát bồi nền và cát xây dựng ở tỉnh Bình Thuận có giảm so với trước đây nhưng thực tế chưa thể triệt xóa. Nhiều mỏ khai thác trái phép với quy mô lớn vẫn hoạt động, tập trung nhiều nhất ở các huyện: Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, Tuy Phong.
Trong năm 2019 vừa qua, lực lượng cảnh sát môi trường của Công an Bình Thuận đã bắt và xử lý trên 50 vụ khai thác cát bồi nền trái phép quy mô lớn trên địa bàn, qua đó tịch thu hàng loạt phương tiện, xác định hàng chục ngàn khối cát bị lấy đi, phạt hành chính hơn 1 tỷ đồng. Đặc biệt có trường hợp đã chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý hình sự.
Mỏ cát đang bị "cát tặc" khai thác dang dở thì cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ. |
Ông Lê Hiện, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận cho biết: “Đến thời điểm này, huyện Hàm Tân có 2 địa phương còn diễn ra tình trạng khai thác cát phép, Dù cơ quan chức năng đã mai phục, kiểm tra xử lý nhiều lần nhưng các đối tượng vẫn ngoan cố, lén lút khai thác cát trái phép”.
Theo ông Huỳnh Văn Điển, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong, trước tình trạng khai thác cát trái phép đang diễn ra phức tạp, phía huyện đã lên kế hoạch đưa các mỏ khoáng sản, đặc biệt là các mỏ cát vào danh sách đấu thầu, để UBND tỉnh có thể công bố rộng rãi đến với các doanh nghiệp. Khi đó sẽ đấu thầu công khai và cấp phép khai thác theo đúng quy định của pháp luật, có như thế thì mới chấm dứt được tình trạng khai thác trái phép.
“UBND huyện cũng đã chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường theo dõi, giám sát và sử lý nghiêm các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện”, ông Huỳnh Văn Điển nói.
Các đối tượng dùng cả máy có công suất lớn để khai thác cát. |
Tỉnh Bình Thuận hiện chỉ có 19 mỏ cát bồi nền đang hoạt động có phép. So với nhu cầu thực tế phát triển xây dựng hiện nay thì chưa đủ. Vì vậy, tình trạng lén lút khai thác còn diễn biến phức tạp.
Hiện, UBND tỉnh Bình Thuận đang rà soát, thẩm định việc cấp phép không đấu giá đối với một số chủ đầu tư thật sự có năng lực, để đảm bảo tốt nhất cho việc phục vụ các công trình trọng điểm. Song song với đó, tập trung xử lý dứt điểm các mỏ khai thác trái phép đang hoạt động trên địa bàn.
Ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nêu quan điểm: “Phải lên phương án xử lý triệt để, không để tồn tại bất kỳ một điểm nào xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép, nơi nào địa phương nào còn xảy ra những điểm nóng đó, thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”.
Để tình trạng "chảy máu" tài nguyên, đặc biệt là khai thác cát bồi nền không còn tái diễn phức tạp như hiện nay thì công khai đấu thầu cho các doanh nghiệp khai thác cát ở thời điểm này có thể là một giải pháp. Tuy nhiên, cần có sự giám sát và minh bạch để tránh tình trạng nhóm lợi ích trục lợi từ cách làm này./.
Hai doanh nghiệp khai thác cát lậu bị xử phạt 210 triệu đồng
Từ khóa: khai thác cát trái phép. đấu giá khai thác cát, cát tặc, khai thác cát bồi nền trái phép, tỉnh Bình Thuận
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN