Dấu ấn của Nhiệm kỳ xuất khẩu - xuất siêu (2016-2020): Từ Chiến lược, tầm nhìn đến kết quả thực tiễn (29/12/2020)
Cập nhật: 29/12/2020
Thực hư clip người phụ nữ ôm con cầu cứu do bị dàn cảnh móc túi trước bệnh viện
3 xe tải gặp nạn, 5 người bị thương tại đường tránh An Nhơn (Bình Định)
Báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho thấy, năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tiếp tục vượt mốc 500 tỷ USD (ước đạt 543,9 tỷ USD) cao hơn khoảng 27 tỷ USD so với năm 2019. Tăng trưởng xuất nhập khẩu đạt 5,1%, trong đó riêng xuất khẩu tăng trưởng 6,5% so với năm 2019. Xuất siêu đạt hơn 19 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Những con số này đã đưa Việt Nam đứng thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu; đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế. Điều gì đã giúp cho Việt Nam - một nền kinh tế có độ mở lên tới 200% GDP đạt được những thành công như vậy - đặc biệt trong cả nhiệm kỳ 5 năm 2016-2020 này? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng ta cùng nhìn lại những giải pháp quan trọng trong công tác điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành cũng như nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong thực thi các giải pháp này, đặc biệt là việc tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, qua trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh với phóng viên Nguyên Long ngay sau đây:
Từ khóa: #Bộ trưởng Bộ Công thương #Xuất khẩu #Xuất siêu
Thể loại: Xã hội
Tác giả:
Nguồn tin: VOV1